ClockThứ Sáu, 13/07/2018 14:49

Du lịch biển, đầm phá hút khách

TTH - Các loại hình vui chơi, nghỉ dưỡng, ẩm thực vùng đầm phá, ven biển đưa ngành du lịch dịch vụ ở Phú Vang tăng trưởng trong nửa đầu năm 2018.

Tăng cường cảnh báo, cứu hộ tại các khu dịch vụ tắm biển, sông, hồQuảng Điền: Nhiều hoạt động du lịch biển 2018An toàn mùa du lịch biển

Du khách tắm mát, thưởng thức thủy hải sản tại bãi tắm Vinh Thanh

Những ngày nắng nóng vừa qua,  các bãi biển, nhà chồ ven đầm phá của Phú Vang hút lượng lớn du khách, tập trung tại Thuận An, Phú Thuận, Vinh Thanh… Sau thời gian vắng khách do ảnh hưởng sự cố môi trường biển (SCMTB), từ tháng 3/2018 trở lại đây, lượng khách tập trung về các điểm vui chơi tắm mát tăng gần gấp 4 lần so với cả năm 2017. Lượng thủy, hải sản tiêu thụ trong những ngày qua tăng lên gấp nhiều lần so với mùa thấp điểm. Tại 4 nhà hàng ăn uống ở đầm Chuồn (Phú An), bình quân mỗi ngày thu hút gần 3.000 lượt khách.

Không còn cảnh đìu hiu do ảnh hưởng sự cố môi trường biển năm 2016, hai năm trở lại đây, nhiều điểm du lịch dịch vụ, nghỉ dưỡng ở Phú Vang thu hút nhiều du khách trong, ngoài tỉnh và khách quốc tế. Cơ sở hạ tầng, cảnh quan phục vụ du lịch dịch vụ ở các bãi tắm ven biển Thuận An, Phú Thuận..., du lịch cộng đồng ở đầm Chuồn (Phú An) được đầu tư hoàn thiện đang là điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn.

Phát triển mạnh về đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, có các mô hình nuôi trồng thủy sản "sạch" vùng nước lợ, nước ngọt, cung cấp nhiều loại thủy hải sản tươi ngon cho các nhà hàng tại các điểm vui chơi, nghỉ mát là lợi thế trong việc phát triển du lịch dịch vụ của Phú Vang, góp phần thực hiện mục tiêu khôi phục và phát triển kinh tế biển, đầm phá mà huyện đề ra trong năm 2018.

Ngoài thu lợi từ dịch vụ ăn uống, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn cũng rất sôi động. Hiện, toàn huyện có 47 cơ sở lưu trú, gồm 579 phòng và 790 giường. Lượng khách ước đạt 6 tháng đầu năm 2018 khoảng 0,3 triệu lượt.

Để tạo sản phẩm du lịch mới, ngoài tiếp tục đầu tư và khai thác tốt dịch vụ du lịch biển, đầm phá tại các điểm hiện có và tham quan các làng nghề truyền thống, huyện Phú Vang tiếp tục phối hợp với các đơn vị lữ hành, người dân địa phương tổ chức các tour du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm đánh bắt trên đầm phá. Trên các tuyến thủy đạo hình thành các nhà chồ phục vụ ẩm thực và nhà nghỉ, nhưng đồng thời phải đảm bảo ghe thuyền, vệ sinh môi trường....Từng bước nghiên cứu và mở rộng mô hình dịch vụ lưu trú (homestay) tại nhà dân ngoài 3 điểm hiện có.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung, cán bộ phụ trách du lịch- Phòng Văn hoá & Thông tin huyện Phú Vang cho biết, trong 2 năm 2017-2018, du lịch dịch vụ trên địa bàn thực sự khởi sắc. Ngoài 2 điểm mạnh du lịch vùng biển, đầm phá là thị trấn Thuận An, đầm Chuồn (Phú An), nhiều điểm du lịch khác nổi lên trong thời gian gần đây như Vinh Thanh, Phú Diên, Vinh Phú, Vinh An với nhiều sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách trải nghiệm.

Năm 2017, lượng khách tham quan, du lịch lưu trú ước đạt 0,6 triệu lượt khách, tăng 75% so với năm 2016, trong đó khách quốc tế đạt 0,16 triệu lượt khách; doanh thu ước đạt 81 tỷ đồng. Sáu  tháng đầu năm 2018, lượng khách ước đạt 0,4 triệu lượt, tổng doanh thu ước đạt 51 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ 2017.

Để tiếp tục đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, huyện đang tổ chức quy hoạch, chỉnh trang, sắp xếp các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các bãi tắm, tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch gắn với dịch vụ ăn uống trên đầm phá và kết nối hình thành các tour du lịch trải nghiệm bằng đường bộ, đường thủy giữa các điểm. Việc nâng cao chất lượng du lịch dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, cứu hộ cứu đuối, trật tự xã hội cũng được huyện chỉ đạo 13 xã, thị trấn vùng đầm phá, ven biển tăng cường giám sát thực hiện.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển
Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển

Trong hành trình mở rộng và thu hút khách quốc tế từ đường tàu biển, sản phẩm du lịch vẫn được xem là yếu tố cốt lõi. Ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực hợp tác với các đối tác để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm và đưa khách lên TP. Huế du lịch, trải nghiệm.

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển
Hút khách đến Huế đã khó, giữ được khách còn khó hơn

Những tin vui, hứng khởi dồn dập đến với du lịch Huế những ngày cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Đầu tiên là việc Huế vinh dự được Taste Atlas – trang web hướng dẫn du lịch trực tuyến mang tính trải nghiệm về ẩm thực truyền - đánh giá, xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới (Best Food Cities in the World).

Hút khách đến Huế đã khó, giữ được khách còn khó hơn
Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá
Năm mới đón du khách và kỳ vọng du lịch Huế bứt phá

Những du khách đầu tiên đến Huế bước xuống sân bay quốc tế Phú Bài với nụ cười rạng rỡ trước sự chào đón của ngành du lịch tỉnh nhà, báo hiệu nhiều tín hiệu tích cực cho ngành công nghiệp không khói trên đất Cố đô.

Năm mới đón du khách và kỳ vọng du lịch Huế bứt phá
Return to top