ClockThứ Bảy, 18/01/2020 17:27

“Điểm nhấn” trên tuyến hành lang Đông – Tây

TTH - Phát huy truyền thống quật cường trong kháng chiến, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện miền núi A Lưới viết tiếp bản hùng ca trong công cuộc kiến thiết quê hương, từng bước xây dựng A Lưới trở thành “điểm nhấn” trên tuyến hành lang Đông – Tây của Tiểu vùng sông Mê Kông.

Hành lang kinh tế Đông - Tây đã và đang dần hình thànhA Lưới - Điểm nhấn trên hành lang Đông -TâyTuyến đường huyết mạch nối hành lang kinh tế đông - tây

Từ một vùng đất nghèo, gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, nhưng với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương và của tỉnh, huyện miền núi A Lưới đang phát triển vượt bậc. 5 năm qua, 11 chỉ tiêu quan trọng được địa phương thực hiện vượt kế hoạch, các lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công ngiệp (CN - TTCN), thương mại và dịch vụ (TM & DV) có bước phát triển mạnh. Trong đó, CN-TTCN tăng bình quân 13,5%; TM & DV tăng 19,2%, đóng góp quan trọng vào GDP của địa phương. Đây là những khu vực có nhiều tiềm năng, sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của A Lưới phát triển nhanh và bền vững.

Công nghiệp xây dựng là lĩnh vực tiềm năng của A Lưới

Tự tin để phát triển

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Quốc Cường, giá trị sản xuất lĩnh vực thương mại, dịch vụ của A Lưới gần đây tăng đều đặn qua từng năm (bình quân 19,2%), riêng trong năm 2019 đạt mức tăng trưởng khoảng 22%. Để đạt được mức tăng trưởng khu vực kinh tế này, huyện đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ và hỗ trợ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phát triển du lịch, TM & DV trên địa bàn.

Tại thị trấn A Lưới, các đại lý phân phối hàng hóa thiết yếu, cửa hàng điện tử, điện lạnh, xe máy… ngày càng tăng về số lượng và quy mô. Hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn ngày càng được nâng cấp, cùng với 2 khu homestay, 3 làng văn hóa du lịch cộng đồng đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Tại các địa phương như Phú Vinh, Hồng Thượng, Sơn Thủy, A Ngo…, ngày càng thấy rõ sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực TM & DV. Anh Nguyễn Hải Phương, ở xã Phú Vinh, cho hay: “Các cấp chính quyền tạo điều kiện về mặt bằng, vốn vay để bà con phát triển kinh doanh, gia đình tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm cơ sở kinh doanh Nhật Minh, đem lại thu nhập khá ổn định. Hiện tại, tỷ lệ hộ gia đình ở Phú Vinh tham gia kinh doanh thương mại chiếm hơn 40%”. Chủ tịch UBND xã A Ngo, ông Nguyễn Đức chia sẻ: Đến nay, đã thu hút 8 doanh nghiệp đến đầu tư các loại hình TM & DV trên địa bàn.

Năm 2019, lĩnh vực CN-TTCN của A Lưới có bước phát triển vượt bậc, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước (chiếm 30,7% GDP). Để đạt được mức tăng trưởng này, huyện A Lưới đã có nhiều động thái tích cực như, phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm CN-TTCN; hỗ trợ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển CN – TTCN trên địa bàn...

Ông Nguyễn Văn La, Giám đốc Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng DQ (đóng ở thị trấn A Lưới) cho hay, đơn vị được ưu đãi hỗ trợ tiền thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm 50%, nên công ty mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, nâng tổng nguồn thu hằng năm của đơn vị đạt trên 5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

Đa dạng hóa sản phẩm

Có thể thấy, việc tổ chức khai thác tiềm năng các lĩnh vực CN-TTCN, TM & DV của huyện A Lưới đã có những động thái tích cực. Huyện phối hợp cùng BQL Dự án du lịch Mê Kông tỉnh đầu tư phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng tại các xã Hồng Kim, A Roàng và Nhâm; khôi phục không gian làng truyền thống, kết hợp phát triển du lịch năm 2019 tại làng Việt Tiến, xã Hồng Kim và làng Paris – Kavin, xã A Đớt. Đồng thời, đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ và hỗ trợ các thành phần kinh tế hoạt động ở các lĩnh vực này.

UBND huyện cũng đã có chính sách khuyến khích duy trì và phát triển các sản phẩm truyền thống, triển khai kế hoạch khuyến công trên địa bàn; hỗ trợ các cơ sở tham gia hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành…

Bí thư Huyện uỷ A Lưới Nguyễn Thị Sửu nhận định, các cấp, ngành, địa phương đã cụ thể hoá Nghị quyết của Huyện uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sát hợp với tình hình thực tế. Nhờ đó, các thành phần kinh tế ở A Lưới phát triển mạnh, nhất là kinh tế tư nhân (chiếm 60% tổng giá trị sản xuất của huyện), cho thấy tiềm năng phát triển đã theo đúng định hướng của huyện đề ra.

Bà Nguyễn Thị Sửu cho rằng, địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển TM & DV trên tuyến đường Hồ Chí Minh và đa dạng hóa các loại hình du lịch; đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển du lịch đến năm 2025. Tập trung hoàn thành trung tâm thương mại Bốt Đỏ, chợ trung tâm A Lưới và xây dựng các chợ xã, trung tâm cụm xã, xúc tiến kêu gọi đầu tư siêu thị tại thị trấn A Lưới; khuyến khích các chủ khách sạn, nhà hàng nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng khách sạn 3 sao nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan, lưu trú trên địa bàn...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Bất an trên tuyến Tỉnh lộ 15

Tỉnh lộ (TL) 15 dài 10km nối từ đường tránh Huế lên xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy. Đây là một "huyết mạch" giao thông kết nối liên vùng nhưng mặt đường hẹp, nhiều đoạn quanh co, xuống cấp... làm mất an toàn giao thông (ATGT) cho người đi đường.

Bất an trên tuyến Tỉnh lộ 15
Điểm nhấn của chuỗi dịch vụ logistics trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây

Cảng Chân Mây là cảng biển nước sâu tự nhiên có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn và nhiều tiềm năng có thể mở rộng, phát triển thành một thương cảng rộng lớn và hiện đại. Việc phát triển cảng Chân Mây, đặc biệt là thu hút các hãng tàu container làm hàng tại cảng là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.

Điểm nhấn của chuỗi dịch vụ logistics trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây
Du lịch ẩm thực: Tạo điểm nhấn từ sự khác biệt

Sở hữu nền ẩm thực phong phú với nhiều nét đặc sắc, Thừa Thiên Huế có tiềm năng khai thác và phát triển du lịch ẩm thực. Để tạo ra hiệu quả, cần tập trung hơn các trải nghiệm ẩm thực có nguồn gốc địa phương thay vì tham quan, ăn uống đơn thuần.

Du lịch ẩm thực Tạo điểm nhấn từ sự khác biệt
Điểm nhấn từ các nhà đầu tư ASEAN

Chuyển động thời gian qua cho thấy, Thừa Thiên Huế đang là “bến đỗ” của các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt môi trường đầu tư tại Thừa Thiên Huế đang tạo ra sức hút đáng chú ý từ các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN.

Điểm nhấn từ các nhà đầu tư ASEAN
Return to top