ClockThứ Năm, 28/04/2011 08:52

Địa đạo Xuân Lộc – chứng tích lịch sử cách mạng

TTH - Địa đạo Xuân Lộc là một trong 8 di tích cấp tỉnh trong năm 2011 vừa được UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử cách mạng. Đây từng là nơi đóng quân của Sở Chỉ huy Sư đoàn 325 trong chiến dịch La Sơn-Mỏ Tàu năm 1974.

Địa đạo Xuân Lộc nằm trên một quả đồi thuộc khu vực rừng tái sinh thuộc bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, ở độ cao khoảng 186,7m so với mặt nước biển. Tổng thể địa đạo có hình chữ Y, dài 100m, cao trung bình 1,5m, rộng 1m. Nhánh chính dài 80m đi từ cửa hướng Đông thông ra cửa hướng Tây; nhánh phụ dài 20m rẽ về hướng Tây-Nam. Địa đạo gồm có hai cửa. Cửa số 1 nằm ở hướng Đông, miệng cửa hình vòm, cao khoảng 1,5m, rộng khoảng 1,1m. Nối liền với cửa số 1 là hệ thống giao thông hào tỏa đi hai hướng Bắc-Nam.


Cổng hình vòm dẫn vào địa đạo Xuân Lộc

Ngoài ra, cửa số 1 này còn nối liền với đường đi lên đỉnh đồi, nơi từng được lực lượng bộ đội xây dựng trận địa pháo, chuẩn bị cho Chiến dịch K18. Từ cửa số 1 đi vào lòng địa đạo, sẽ bắt gặp khá nhiều hầm ếch, được bố trí hai bên. Mỗi hầm ếch có chiều cao 80cm, rộng 60cm. Theo giới nghiên cứu, những chiếc hầm ếch đầy sáng tạo này là nơi nghỉ ngơi và cũng là nơi để các quân trang, quân dụng của lực lượng bộ đội mỗi khi ra, vào địa đạo. Vào sâu chừng 60m trong lòng địa đạo là một ngã ba với hai lối rẽ. Trong đó, nhánh phụ rẽ về hướng Tây – Nam, dài 20m và không có cửa thông ra ngoài. Từ ngã ba này, đi theo hướng Tây chừng 20m thì thông ra cửa số 2.

Cửa số 2 nằm ở hướng Tây, miệng cửa cũng có hình vòm (cao 1,5m, chân rộng 1,1m). Điểm đặc biệt là cửa số 2 nằm giữa một khe nước chảy từ đỉnh núi xuống. Đáng tiếc là do tác động của thời gian, khí hậu, kiến tạo địa chất, quá trình sụt lở đã làm lòng địa đạo ở cửa số 2 vùi lấp một đoạn hơn 15m, miệng cửa cũng đang bị sụt lở nghiêm trọng.
Một số nhân chứng từng tham gia thực hiện công trình quân sự này cho biết, do kiến tạo địa chất ở đây chủ yếu là đá non, nên công tác đào địa đạo diễn ra tương đối thuận lợi. Chỉ sau nửa tháng với dụng cụ rất thô sơ như cuốc, xẻng, các đơn vị công binh đã hoàn thành địa đạo để phục vụ cho chiến dịch K18 (chiến dịch La Sơn-Mỏ Tàu năm 1974). Quá trình đào địa đạo từ Tây sang Đông, đất, đá đào đến đâu đều đưa ra phía sau đổ xuống khe nước. Lợi dụng dòng nước chảy để xóa dấu vết, tránh sự phát hiện của địch từ máy bay.
Di tích này là một chứng tích chiến tranh mang giá trị khoa học và lịch sử cao. Cùng với việc công nhận, cần kịp thời có giải pháp để phát huy giá trị di tích trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước, phục vụ khách tham quan và công tác nghiên cứu.
Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top