ClockThứ Hai, 07/06/2021 14:13

Đêm Đại Nội

Thúc đẩy phát triển kinh tế đêmCông bố giá vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2020Dạ tiệc Giáng sinh và đón chào năm mới tại Azerai La Residence Huế

Đại Nội về đêm. Ảnh: DT

Đêm phủ một lớp sương mờ ban sơ, huyền bí xuống thành phố Huế. Chỉ cách một dòng sông, nhịp sống bên kia bờ dường như đã đổi khác. Một thế giới thật thanh bình và dịu êm. Cầu Trường Tiền lung linh như tấm màn nhung mở ra quá khứ vàng son mà lớp bụi thời gian dường như còn quá mỏng manh, mới mẻ…

Xe lăn bánh đến đường Lê Duẩn, cung đường “xanh” nhất Cố đô với những hàng cây long não rợp bóng mát, con đường mà mỗi lần đi qua tôi đều cảm giác được “mẹ thiên nhiên” ôm vào lòng vỗ về êm ái! Tôi đi chầm chậm để mắt ngắm nghía cảnh vật hai bên đường, dù chưa vào đến Thành Nội, nhưng vẻ đẹp rực rỡ dưới ánh đèn của bến Văn Lâu như một bản “trailer” tuyệt đẹp và đầy hấp dẫn cho “bộ phim” du lịch xứ Huế. Tôi dừng xe, ngồi trên những bậc thềm đá, chăm chú ngắm những dòng xe qua như cảm nhận từng nhịp thở của thành phố. Người ta đi với tốc độ thật nhàn nhã, dường như đi để mà đi, chứ không phải để mà đến! Huế vốn đã không vội, bắc sông Hương lại càng không vội! Bên kia đường, làn đi bộ “xuyên rừng”như một vệt sáng dài vô tận, bao bọc lấy Hương Giang như kéo dòng sông lại thật gần gũi và thân quen.

Tôi đến cửa Hiển Nhơn, rẽ phải vào Đoàn Thị Điểm, dáng hình những tòa đài ẩn hiện tinh tế dưới những lớp bóng đèn được sắp xếp cẩn thận và đầy dụng ý. Sự bố trí đầy sáng tạo khiến Đại Nội không bị chìm lấp giữa bóng đêm mà lại càng bật lên vẻ tráng lệ và vương giả.

Tôi đi trên đường phố mà như đi giữa ngàn thơ, những bụi hoa xinh xắn, tươi mát hai bên vỉa hè khe khẽ đung đưa trước gió như những cánh tay mềm mại, nhiệt thành chào đón những vị khách quý. Dưới những gốc cây hoa sứ, loài hoa của sự cống hiến, mang âm hưởng tâm linh sâu sắc; bóng đèn phủ lên những lớp áo màu xanh phảng phất nét liêu trai và hoài cổ. Hơi lạnh của màn đêm hòa cùng mùi thơm nồng nàn, thanh khiết mà không thể lẫn vào đâu của hoa sứ khiến tôi cảm thấy dễ chịu và an yên. Những chiếc đèn lồng treo cao phất phơ trước gió, đung đưa khe khẽ như có điều gì muốn nói? Giữa quảng trường Đại Nội rộng lớn, khi những cánh diều ban trưa đã tạm khép cánh, người ta thích đi bên nhau hóng gió hay ngồi giữa khoảng không gian rộng lớn, cảm nhận sự thênh thang của đất trời.

Những con đường trong Thành Nội nho nhỏ, chỉ đi được một chiều nên tôi cảm giác cứ muốn đi mãi, đi mãi để khám phá kho tàng của xứ sở. Dọc hai bên đường quán xá, chỗ vui chơi cũng nhiều đấy nhưng không khí ở đây vẫn có vẻ gì đó rất dịu dàng, trầm tư, có lẽ đó là tấm lòng thành kính của người dân đối với nơi an nghỉ của các vị vua chúa!

Mỗi khoảng thời gian trong ngày, Đại Nội Huế lại đẹp theo một cách rất riêng. Nhưng đối với những điều đã thuộc về quá khứ, màn phông đen là cách tôn vinh vẻ đẹp tinh tế và trang nhã nhất. Đêm là quãng thời gian để hoài niệm và thương nhớ!

Lê Thục Đan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách

Trong không gian Viện Pháp Huế, số 1 Lê Hồng Phong, nhà văn viễn tưởng nổi tiếng người Pháp Bernard Werber đã có buổi giao lưu, trò chuyện cùng khán giả cố đô và giới thiệu hai tác phẩm tâm đắc của ông: “Bộ Ba Kiến" và "Chiếc hộp Pandora".

Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế

Sáng 2/2 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.

Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế
Vùng đất của rồng

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam (1804), chọn Huế làm Kinh đô của vương triều Nguyễn, mà không dời đô về Thăng Long, vốn là “thượng đô muôn đời của Đại Việt”.

Vùng đất của rồng
Return to top