ClockThứ Ba, 29/09/2020 14:28

Đặt tên cho đường đi bộ dọc hai bên bờ sông Hương

TTH - Đường đi bộ bên bờ sông Hương đang từng bước trở thành nơi yêu thích của người dân và du khách. Thời gian đến, tuyến đường sẽ được mở rộng, theo các cơ quan chức năng, đã đến lúc tuyến đường được định vị thương hiệu bằng tên gọi phù hợp.

Những cung đường xanh mát

Đang có nhiều ý tưởng đặt tên cho tuyến đường đi bộ dọc sông Hương

Định vị để dễ quảng bá

Sau gần một năm đi vào hoạt động, con đường đi bộ dọc sông Hương từ cầu Trường Tiền đến cầu Dã Viên đã trở thành “điểm hẹn” của người dân Huế, nhận không ngớt lời khen của cộng đồng và du khách. Có dịp đến Huế và đi dạo trên tuyến đường này, TS. Trần Du Lịch, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng phải thốt lên: “Tuyến đường quá tuyệt vời, hiếm nơi nào có tuyến đường đi bộ đẹp đến như thế”.

Dù đã trở thành điểm đến mới của Huế, nhưng lâu nay, tuyến đường vẫn chưa có tên gọi riêng mà được gọi cái tên chung là “đường đi bộ dọc sông Hương”; trong khi đó, nhiều người còn đặt cho con đường những cái tên rất “kêu”, như con đường “sống chậm”, hay là con đường “xuyên rừng”…

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, du khách đi trên con đường này, có thể thấy quan sát Kỳ Đài, Phu Văn Lâu, những gì đặc trưng nhất của Huế. Do đó, nếu tuyến đường có tên riêng, phù hợp, thể hiện được nét riêng, gắn với công viên, sông Hương thơ mộng… sẽ giúp thuận lợi hơn rất nhiều trong quảng bá điểm đến. Đặt tên như một cách để định vị thương hiệu cho tuyến đường, giúp du khách dễ nhớ, dễ nhận biết và cũng dễ dàng tìm kiếm khi đến Huế.

Với nhiều người dân Cố đô, con đường còn là điểm hẹn vào buổi sáng hay chiều để có những phút giây tản bộ và đi thể dục, ngắm cảnh đẹp. Trong mắt người dân, con đường đã rất chỉn chu và sẽ chỉn chu hơn nữa khi đặt tên cho “đứa con” mới được sinh ra này. Chị Cao Hoàng Trang, một người dân lựa chọn đường đi bộ để thể dục vào buổi sáng nói rằng, đã nghe nói đến  kế hoạch đặt tên, theo chị Trang cần lựa chọn tên gì đó dễ nhớ, nổi tiếng mà gắn với Huế.

Ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho biết, kế hoạch đặt tên đường đã có và đang trong các bước để thực hiện đúng quy trình, cũng như tham vấn các ý kiến của chuyên gia, nhà nghiên cứu,… để tìm được cái tên phù hợp nhất.

Cần thêm nhiều ý kiến

Với một vị trí đặc biệt như đường đi bộ bên sông Hương, trong tương lai còn được mở rộng, kéo dài lên đến chùa Thiên Mụ ở bờ Bắc, trạm Thủy văn Kim Long ở bờ Nam và có nhiều chức năng hơn nữa, không chỉ là đi bộ, đạp xe mà sẽ là điểm vui chơi với nhiều hoạt động như cắm trại, tắm sông và có thể là các sự kiện văn hóa, nghệ thuật có quy mô… nên đòi hỏi cái tên thể hiện được nét riêng và cả sự năng động, hướng mở để phát triển trong tương lai.

Theo Trung tâm Công viên cây xanh Huế, đã có khá nhiều ý tưởng đặt tên cho tuyến đường đi bộ dọc sông Hương này. Nhiều người cho rằng, tuyến đường này mặc áo dài đi dạo và chụp ảnh rất đẹp nên có thể đặt tên chúa Nguyễn Phúc Khoát, người khai sinh áo dài. Cũng ý kiến nên đặt tên “Thạch xương bồ” vì loại cây mọc nhiều hai bên bờ sông Hương có mùi thơm và theo các tài liệu để lại, tên gọi Sông Hương cũng được đặt tên từ loại cây này. Ngoài ra, cũng có ý kiến ở hai con đường hai bên sông có thể đặt là Hoàng Sa và Trường Sa…

Ông Nguyễn Văn Phúc góp ý, ở một số quốc gia như ở Hoa Kỳ, hay Pháp đều có những công viên nổi tiếng và trong đó những con đường được đặt là “Central Park” (công viên trung tâm). Những công viên này trở thành điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn. Ở Huế, vì con đường này nằm trong chuỗi các công viên, bên bờ sông Hương, nên cũng có thể đặt là “Hương River Park” để tạo được sự đại chúng, tiếp cận được nhiều dòng khách.

TS. Đặng Minh Nam, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh cho rằng, với những gì mang tính cộng đồng cao và chưa có sự chắc chắn các phương án lựa chọn, các cơ quan quản lý nên cần tham khảo, trưng cầu thêm các ý kiến của các chuyên gia, giới nghiên cứu và người dân, bởi họ là chủ thể sử dụng để có phương án khả thi và được nhiều thành phần đồng tình ủng hộ.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
LH
Lại Phước Hương - 22/02/2024 16:39
Đường Tả Trạch và Đường Hữu Trạch. Hai con sông từ thượng nguồn góp phần tạo nên dòng Hương thơ mộng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Khuấy động” phố đêm

Chuẩn bị cho Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế 2023 và dịp lễ 30/4 và 1/5 tới, các địa phương trên địa bàn TP. Huế tập trung chỉnh trang các tuyến phố đêm, phố đi bộ và tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ người dân và du khách.

“Khuấy động” phố đêm
Cùng Huế “không ngủ sớm”

Với khung giờ hoạt động từ 18-24h các ngày cuối tuần, phố đi bộ Hai Bà Trưng chính thức gia nhập đội hình “các tuyến đường thức khuya” cùng thành phố và thêm điểm dừng chân check-in thú vị, an toàn cho du khách.

Cùng Huế “không ngủ sớm”
WHO chuyển sang dùng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên các biến thể COVID-19

Trong một tuyên bố vừa được đưa ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ được đặt tên bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp, nhằm tránh kỳ thị các quốc gia nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên.

WHO chuyển sang dùng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên các biến thể COVID-19
Return to top