ClockThứ Năm, 08/09/2016 14:11

Đánh thức kho báu du lịch thời Chúa Nguyễn - Kỳ II: Còn nhiều tiềm năng

TTH - Chùa Thiên Mụ cũng chỉ là điểm đến du lịch mang dấu tích thời Chúa Nguyễn. Ngôi chùa này đã qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa. Tháp Phước Duyên, công trình thu hút du khách nhất khi đến thăm chùa Thiên Mụ, được xây dựng vào năm 1844, thời vua Thiệu Trị.

Đánh thức kho báu du lịch thời Chúa Nguyễn - kỳ I: Nhận diện kho báu

Thế nhưng, ngoại trừ chùa Thiên Mụ, còn lại nhìn chung kho báu di tích thời Chúa Nguyễn vẫn là những quặng vỉa và đang bị quên lãng. Các lăng Chúa Nguyễn không phải là điểm đến du lịch của du khách khi đến Huế mặc dù nó cách không xa các lăng vua Nguyễn, nằm tập trung và còn rất nguyên vẹn.

Chùa Hà Trung

Các thủ phủ thời Chúa Nguyễn xưa ở Phước Yên hay Bác Vọng chỉ còn là hoài niệm một thời của những ai hiểu biết và giàu sự tưởng tượng. Lăng mộ, miếu thờ của đại thần Chúa Nguyễn như Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Hữu Dật hay các nhân vật huyền thoại như Bà Tơ cơ bản vẫn trong tình trạng hoang phế. Chùa Hà Trung nằm ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai do Thiền sư Nguyên Thiều tạo dựng vào hậu bán thế kỷ XVII, là ngôi Quốc tự thời Chúa Nguyễn, từng được vị hòa thường Trung Quốc Thích Đại Sán ghé thăm và mô tả lại trong tác phẩm nổi tiếng “Hải ngoại ký sự” vẫn chưa thực sự là điểm đến du lịch của Huế. Còn nữa là bao dấu tích về thời Chúa Nguyễn trên đất Huế đang bị che lấp bởi vết bụi thời gian.

Bàn về kho báu du lịch thời Chúa Nguyễn nay vẫn chưa được phát lộ, nhiều người đã nói đến sự “lấn át” của các di tích thời Vua Nguyễn và thực trạng “thừa thải” di sản của vùng đất Cố đô. Tuy nhiên, điều có thể thấy rõ ở đây là sự nhận thức chưa thấu đáo về nguồn tiềm năng du lịch to lớn này. Hơn 200 năm tồn tại và phát triển với Huế là trung tâm nhưng thời đại Chúa Nguyễn vẫn chưa được mấy ai thấu hiểu rạch ròi. Bởi thế sự xuống cấp, điều kiện đi lại khó khăn và tình trạng hoang phế ở các di tích này cũng là điều dễ hiểu, làm sao có thể nói đến việc xây dựng thành điểm đến, thành sản phẩm du lịch thu hút khách tham quan?

Gần đây, việc nghiên cứu về thời Chúa Nguyễn cũng được đẩy mạnh đã dẫn tới sự ra đời của những công trình có giá trị về nhiều mặt, tiêu biểu như sự ra đời tác phẩm “Mỹ thuật thời Chúa Nguyễn - dẫn từ di sản lăng mộ” của Phân viện Nghiên cứu nghệ thuật quốc gia tại Huế. Bên cạnh các công trình nghiên cứu mang tính độc lập, nhiều hội thảo có liên quan đến Chúa Nguyễn cũng được tổ chức. Chúng tôi cũng được biết, công trình “Lịch sử Việt Nam” có tới 25 tập, một đề án khoa học xã hội được tiến hành theo chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, dự kiến dành 1 tập viết về thời Chúa Nguyễn. Rõ ràng, những hoạt động nghiên cứu khoa học và lịch sử được xúc tiến không chỉ góp nâng cao sự hiểu biết mà còn giúp mọi người có nhận thức đúng đắn về những đóng góp của các Chúa Nguyễn và giá trị lịch sử về thời đại này.

Đầu năm 2016, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ xây dựng miền Trung tổ chức khởi công công trình tu bổ, tôn tạo lăng Trường Cơ của Chúa Nguyễn Hoàng. Đó được xem là tín hiệu vui. Là khu mộ cải táng, có kiến trúc đơn giản nhưng lăng mộ của người khởi đầu cho ra đời của “xứ Đàng Trong” mang tính “thiêng” và biểu tượng rất lớn. Đặc biệt khu lăng mộ có vị thế và cảnh quan thiên nhiên huyền ảo, có sự thu hút đặc biệt dành cho những ai khát khao được trải nghiệm và đi tìm cảm giác lạ. Lăng Trường Cơ nằm trong quần thể lăng Chúa ở vùng thượng nguồn sông Hương.

Cũng đầu năm nay, Công ty TNHH Du lịch Bạn đường châu Á thử nghiệm, đưa vào khai thác tour du lịch “Dấu xưa tích Nguyễn. Ngoài Đại Nội và những lăng tẩm nổi tiếng của triều Nguyễn thu hút lượng lớn du khách mỗi ngày, Huế còn có những di tích gắn liền với các chúa Nguyễn, cung tần mỹ nữ, phi hậu... chưa được nhiều người biết đến. Di chuyển bằng xe mô tô, khách len lỏi qua cung đường hơi mạo hiểm đến với quần thể lăng vua Gia Long thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Với di tích lăng mộ các Chúa Nguyễn, khách có thể ghé thăm lăng Sọ (chúa Nguyễn Phúc Luân, thân sinh của vua Gia Long), lăng Trường Phong (chúa Nguyễn Phúc Thụ), lăng Trường Mậu (chúa Nguyễn Phúc Thái), lăng Trường Thanh (chúa Nguyễn Phúc Chu), lăng Trường Thái (chúa Nguyễn Phúc Khoát), lăng Trường Cơ (chúa Nguyễn Hoàng)… trải rộng trong địa phận thuộc thị xã Hương Trà.

Có thể xem, đây là sự khởi đầu nhưng là những dấu hiệu tích cực trong việc khai thác kho báu du lịch về các di tích thời Chúa Nguyễn. Rõ ràng, muốn thu hút được du khách, trước tiên cần cho thấy và phát lộ được tiềm năng của kho báu, giải tỏa và khai thông nhưng khó khăn và bế tắc có liên quan, nhanh chóng hình thành nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Du lịch Huế sẽ trở nên đa dạng và hấp dẫn khi các di tích đơn lẻ, thậm chí tour du lịch khám phá di tích thời Chúa Nguyễn ra đời và đưa vào khai thác. Đó là sự bổ sung cho hành trình khám phá Huế gắn liền với các di sản thời Vua Nguyễn đang là sản phẩm du lịch đặc sắc và riêng biệt của Cô đô Huế hiện nay.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đánh thức phố cổ Bao Vinh

Bao Vinh ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được các học giả Tây phương (xem thêm R. Morineau trong “Bao Vinh - Thương cảng của Huế”, Tập san BAVH, Số 2/1916) đánh giá “là khu vực đẹp mắt của Cố đô Huế”, một “điểm đến hấp dẫn” cả ban ngày lẫn ban đêm cho du khách khi đến Huế.

Đánh thức phố cổ Bao Vinh
Đánh thức gốm Pa Cô

Sau nhiều năm “ngủ quên” giữa đại ngàn, nghề gốm của đồng bào Pa Cô ở A Lưới đang được đánh thức. Nhờ nỗ lực của các cơ quan chức năng cùng những nghệ nhân đầy tâm huyết, nghề truyền thống của người đồng bào có nguy cơ mai một, thất truyền đang từng bước được phục dựng, bảo tồn.

Đánh thức gốm Pa Cô
Đánh thức tiềm năng du lịch vùng Tam Giang - Cầu Hai

Không chỉ nổi tiếng với hệ thống đầm phá quan trọng và đẹp nổi tiếng Việt Nam, Tam Giang - Cầu Hai còn có tiềm năng phát triển du lịch. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, các làng quê nằm trải dài, lại sở hữu rất nhiều lễ hội dân gian vô cùng độc đáo..., các chuyên gia cho rằng sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo, đưa vào các tour tuyến, trở thành điểm nhấn cho du lịch.

Đánh thức tiềm năng du lịch vùng Tam Giang - Cầu Hai
Du lịch Hương Thủy: Đánh thức tiềm năng từ liên kết trong du lịch

Du lịch của Hương Thủy dẫu có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều trăn trở khi chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Với vị trí địa lý thuận lợi, việc kêu gọi đầu tư và liên kết với các điểm đến để đa dạng sản phẩm là một hướng đi có thể đánh thức tiềm năng của vùng đất này.

Du lịch Hương Thủy Đánh thức tiềm năng từ liên kết trong du lịch
Tổ chức quân đội và việc thực thi chủ quyền biển đảo dưới thời các chúa Nguyễn

Cùng với công cuộc Nam tiến, các chúa Nguyễn đã từng bước xây dựng quân đội hùng hậu, một mặt bảo vệ biên giới phía Bắc, chống vua Lê - chúa Trịnh. Để tiến hành được cuộc Nam tiến, lực lượng quân đội này phải đủ mạnh để bảo vệ người dân, gây ảnh hưởng đến các vùng mới vừa thuộc về xứ Đàng Trong. Ngoài ra, còn đủ sức răn đe sự khiêu khích của tàu thuyền nước ngoài trên mặt biển.

Tổ chức quân đội và việc thực thi chủ quyền biển đảo dưới thời các chúa Nguyễn

TIN MỚI

Return to top