ClockChủ Nhật, 06/09/2020 06:43

Đa dạng lĩnh vực & tối ưu nhân lực

TTH - Xét về nguyên lý phát triển, dịch bệnh, thiên tai là những liều thuốc thử giúp doanh nghiệp (DN) tìm cho mình một chiến lược phát triển bền vững.

Phòng chống dịch nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dânƯu tiên phòng chống dịch gắn với phát triển kinh tế và an sinh xã hội

Du khách thưởng thức dịch vụ mới ở Đông Khuyết Đài (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát trở lại COVID-19)

Thuốc thử liều cao

Khó khăn tăng gấp bội đối với DN du lịch là điều có thể dự báo sau “cú đấm bồi” của COVID-19. Theo số liệu khảo sát mới đây của Hội đồng Tư vấn du lịch Quốc gia (TAB), sau đợt dịch đầu tiên, có tới 65,7% số DN tham gia khảo sát phải cắt bớt một nửa nhân viên, gần 20% cho nghỉ toàn bộ; 78% số DN chọn cắt giảm lương hoặc nhân viên tạm thời trong nỗ lực giảm chi phí để sống sót; 9% cực đoan hơn khi đóng cửa kinh doanh.

Riêng ở Huế, chưa có số liệu thống kê mới của đợt dịch lần 2, chỉ xét riêng đợt 1 trước đó, ngành du lịch đã bị đóng băng, sụt giảm mạnh về lượng khách và doanh thu; nhiều công ty du lịch, khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, điểm mua sắm du lịch... tạm dừng hoạt động, một số đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản; hàng chục ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch bị cắt giảm, không có thu nhập...

Thiệt hại và ảnh hưởng theo hiệu ứng “đô mi nô” từ COVID-19 vượt xa mọi đánh giá, dự báo của giới chuyên môn. Ngay cả những bộ phim giả tưởng nổi tiếng Hollywood cũng chưa có những kịch bản mà ảnh hưởng về các mặt lớn như dịch COVID-19 gây ra. Ngay cả các cường quốc hàng đầu thế giới, nơi có nhiều DN danh tiếng hàng trăm năm cũng kiệt quệ vì dịch bệnh. Với Huế, đa số DN dừng ở mức nhỏ và siêu nhỏ nên gặp khó là điều không nằm ngoài quy luật.

Vấn đề đặt ra cho các DN, nếu dịch bệnh còn kéo dài nữa thì phải có kế sách, hành động gì để thích ứng trong tình hình mới. Ðại dịch COVID-19 như một phép thử hạng nặng cho ngành du lịch. Và mức độ tàn phá ngoài sức tưởng tượng của nó đã trở thành một tấm lưới lọc nghiệt ngã. DN nào khỏe mạnh, thức thời, chịu thay đổi và biết tìm “cơ hội” trong “nguy nan” sẽ sống sót và vươn dậy. Những đơn vị yếu ớt hơn, kém thích nghi sẽ nhanh chóng bị xóa sổ và tụt lại phía sau.

Có một điều được chứng minh qua đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 2 này, là các DN đã có sự chủ động, không còn “hoảng loạn” như trước. Các giải pháp phòng chống dịch được triển khai nhanh, đồng bộ. Có lẽ, đã đến lúc các DN bắt đầu chủ động, nghĩ đến viễn cảnh phải chấp nhận sống chung với dịch bệnh trong tương lai.

Du khách đến du lịch ở A Lưới (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát trở lại COVID-19)

Ông Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, vào thời điểm ông còn là Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã khẳng định: “Thời điểm này là cơ hội để tái cơ cấu lại ngành du lịch, từ hoạt động quản lý Nhà nước, xúc tiến quảng bá, định vị thị trường mục tiêu, cho tới xây dựng sản phẩm phù hợp”.

Tại một hội nghị bàn giải pháp phát triển du lịch trong giai đoạn mới do Tổng cục Du lịch tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, nếu không có dịch bệnh xảy ra, các DN có thể phải bỏ ra một khoảng kinh phí lớn để nghiên cứu thị trường, định hướng phát triển mới, đào tạo nhân lực trong các hoàn cảnh khác nhau cho một cuộc chạy đua đường dài. Cơ quản lý Nhà nước, cũng từ tác động của dịch bệnh để có những hoạch định phát triển mới mang tính bền vững hơn cho điểm đến.

Đa dạng và tối ưu

Trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra, không hẳn DN nào cũng đủ khả năng tìm được cơ hội trong nguy nan, bởi những thiệt hại mang tính dây chuyền, không riêng một lĩnh vực làm tăng mức độ khó cho DN. Hơn thế, như đã đề cập, DN du lịch ở Huế chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ, không dễ để các DN xoay được cục diện kinh doanh như hiện tại. Nhưng nếu không thử, không vận động thì làm sao có thể tìm ra cơ hội mới.

Là một trong DN đang duy trì hoạt động kinh doanh, anh Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Du lịch và Truyền thông Đại Bàng chia sẻ: “Công ty chúng tôi đang theo đuổi mô hình kinh doanh đa dạng sản phẩm, thị trường, bằng các lĩnh vực: touris, media, thực phẩm, truyền thông lẻ và được phân chia theo ưu tiên 1, 2 và 3. Trong đa ngành này, công việc nào làm ra lợi nhuận nhiều cho công ty sẽ được tập trung nhân lực. Khi dịch chưa tái bùng phát, du lịch là ưu tiên số 1, nay chuyển sang media và truyền thông lẻ. Chúng tôi xác định rằng, ưu tiên 2 và 3 phải có và tồn tại song song với ưu tiên 1 và đó được xác định như là lá chắn khi ưu tiên 1 bị ảnh hưởng”.

Theo các chuyên gia du lịch, đa dạng sản phẩm, thị trường, đặc biệt là nguyên tắc tối ưu nhân lực là những nguyên lý phát triển có tính bền vững cho tất cả các ngành kinh tế, chứ không riêng du lịch. Khi DN xây dựng mô hình phát triển theo đa ngành, sẽ tạo ra một chuỗi sản phẩm hỗ trợ, giúp hạn chế được các rủi ro, bằng thị trường ưu tiên và thị trường dự phòng. Riêng về nhân lực, khi tối ưu hóa sẽ giúp lao động có thể làm được nhiều công việc, có thể chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

Không chỉ dừng lại ở các DN, đa dạng sản phẩm, thị trường, tối ưu nhân lực là điều đòi hỏi cao hơn ở cơ quan quản lý Nhà nước, nơi để tạo ra các chính sách, cơ chế phát triển, môi trường tối ưu hóa năng động cho DN.

Ông Lê Ngọc Sanh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch phân tích, nguyên tắc đa dạng sản phẩm, thị trường và tối ưu nhân lực không phải là khái niệm mới, quan trọng là áp dụng như thế nào vào thực tế phát triển của địa phương, ngành nghề mới có thể duy trì tốt hơn trong giai đoạn khó khăn chung và các DN đã thật sự sẵn sàng cho hình thái kinh doanh đa lĩnh vực. Điều này, ở Huế chưa triển khai tốt. Dù thế, trước khó khăn của dịch bệnh gây ra, một số DN đã chủ động mở thêm các ngành kinh doanh mới, thêm cơ hội để vượt qua giai đoạn khó này. Đó là sự chủ động cần có và đáng được khuyến khích. Đây cũng có thể là bước khởi đầu cho tư duy, chặng đường phát triển mới của DN du lịch ở Huế.

Lãnh đạo Sở Du lịch nhìn nhận, với những DN nhỏ và siêu nhỏ, khó khăn nhất là tối ưu hóa trong quản trị. Đây cũng được xác định yếu điểm của DN Huế, khi tư tưởng kinh doanh công ty 1 - 2 người vẫn còn, đang kìm hãm khả năng phát triển, vươn tầm của DN.

Trong phát triển của các DN còn non trẻ, đa ngành và độc lập nhau, dẫn đến khả năng quản trị lớn, sẽ đội kinh phí, điều này là nguyên nhân chiếm đến 90% gây ra rủi ro trong kinh doanh. Do đó, khi đa dạng lĩnh vực, nên phát triển theo hệ thống dọc. Dù có thể 4 - 5 mảng hoạt động trong DN, nhưng lực lượng quản trị, kế toán chỉ cần một đầu mối, giúp giảm tải số lượng, các chi phí. Nếu hệ thống quản trị được chuẩn bị tốt, dù nhiều bộ phận cũng có thể quản lý tốt.

Thiên tai, dịch bệnh vẫn sẽ xảy ra, tác động thường trực đến ngành du lịch. Sẵn sàng cho một tâm thế mới, chiến lược phát triển dài hơi là điều các DN cần định hướng.

Bài, ảnh: QUANG SANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top