ClockThứ Sáu, 16/09/2022 16:00

Đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thu hút khách đến với làng Phước Tích

TTH.VN - Đó là đánh giá của ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương khi đến kiểm tra, khảo sát về tình hình thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản và phát triển du lịch dịch vụ tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền trong ngày 16/9.

Đích đến đẹp tươi rồi sẽ tới…Khai mạc lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022Lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022 thu hút du kháchMơ nằm nghe mưa trong căn nhà cổGấp rút chuẩn bị lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022Đại Lễ kỳ phước nơi di tích đình làng Hiền Sỹ

Đoàn kiểm tra khảo sát các nhà rường tại làng cổ Phước Tích

Điểm sáng của cả nước

Tại buổi làm việc, Ban Quản lý Di tích Kiến trúc Nghệ thuật làng cổ Phước Tích cho biết, trải qua 548 năm tồn tại và phát triển, Phước Tích còn bảo lưu khá nguyên vẹn 38 ngôi nhà rường cổ; trong đó, có 12 ngôi nhà thờ họ, phái, 26 nhà ở của dân. Tất cả những ngôi nhà rường này đều trên 100 năm tuổi và đều được chạm khắc những họa tiết hoa văn cực kỳ tinh xảo. Ngoài ra, hệ thống các công trình đình chùa, miếu và các dấu tích văn hóa Champa được tô điểm bởi những hàng chè tàu thẳng tắp, xanh mướt tạo nên vẻ đẹp trong lành của ngôi làng quê Việt cổ kính.

Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản được các ngành, các cấp và đặc biệt sự quan tâm trực tiếp từ Trung ương, tỉnh và huyện nên hệ thống di tích, các công trình được trùng tu, tôn tạo khởi sắc. Vấn đề bảo quản di vật, cổ vật và tài sản thuộc di tích được tăng cường. Hệ thống các di tích tại làng cổ Phước Tích đều hàm chứa những nét đẹp truyền thống và những giá trị văn hóa, nhân sinh quan, thế giới quan của dân tộc. Đó chính là lòng hướng thiện, tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” với các bậc tiền nhân khai canh, khai khẩn. Do vậy, tại các di tích đều được thôn, xóm phụ trách, bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích.

Ông Đoàn Quyết Thắng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích thông tin, công tác quy hoạch được chú trọng, đó là yếu tố giúp bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích. Cùng với đó, thực hiện đề án “Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” tại làng cổ Phước Tích giai đoạn 2015 - 2020, UBND huyện triển khai thi công cải tạo trùng tu được 23/25 nhà vườn; trong đó, có 13 nhà loại I và 8 nhà loại II và 2 nhà loại III với tổng số tiền hơn 15 tỷ đồng. Bên cạnh đó năm 2021 đã triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật du lịch làng cổ Phước Tích với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng với các hạng mục công trình nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng quanh làng, hệ thống điện ngầm vào tận nhà dân, đường lát gạch, bãi đỗ xe du lịch….

Nhờ thế, hoạt động đón tiếp khách du lịch có nhiều khởi sắc, công tác lữ hành có nhiều chuyển biến. Hơn 30 công ty lữ hành du lịch, các trường học trên địa bàn có hoạt động đưa khách về tham quan và trải nghiệm tại làng cổ Phước Tích, gắn kết thăm quan với các làng nghề truyền thống, như làng nghề Mỹ Xuyên bằng thuyền máy và xe đạp, đi thuyền và sup trên sông Ô Lâu vào ngắm cảnh và thăm sen hồ Hà Trì... Ban quản lý phối với với công ty Huế Việt tổ chức tour trải nghiệm làm trà sen, thưởng thức chè hạt sen, trải nghiệm ẩm thực, thăm quan các điểm di tích... tổ trải nghiệm các dịch vụ du lịch như: cùng vào bếp với người dân Phước Tích.

Người dân Phước Tích giới thiệu dòng gốm truyền thống của làng đến đoàn công tác

Gắn bảo tồn và phát huy giá trị

Dù thế, huyện Phong Điền thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị ở Phước Tích. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của khách. Kinh phí đầu tư phát triển du lịch hạn chế, chưa chủ động nguồn kinh phí trong hoạt động du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, trình độ nguồn nhân lực phục vụ du lịch đang còn thiếu và yếu về nghiệp vụ. Công tác xã hội hóa trong hoạt động du lịch còn chậm, chưa mang lại kết quả cao. Dân cư trong làng đa số là người già sống neo đơn. Tổng số dân toàn làng có 115 hộ với 320 người; trong đó, có 100 người từ 65 tuổi trở lên, điều này gây khó khăn trong việc kế thừa gìn giữ hệ thống nhà rường cổ quý giá và nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch.

Tại buổi làm việc, các thành viên của đoàn kiểm tra đề nghị UBND huyện Phong Điền, Ban Quản lý Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh hơn nữa; huy động các nguồn lực xã hội để bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Xây dựng đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ để thu hút du khách đến làng cổ Phước Tích, để nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, làng cổ Phước Tích là điểm sáng trong cả nước về văn hóa, đã bảo tồn và giữ gìn được nét truyền thống vốn có, một di sản quý giá và có tiềm năng phát triển về du lịch. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản của người dân còn mang tính chủ quan. Bên cạnh đó nhiều công trình đã và đang xuống cấp. Sự già hóa của cư dân trong làng cũng là một trong những nguyên nhân làm khó khăn trong việc phục vụ phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị di sản làng cổ nơi đây.

Ông Trần Thanh Lâm đề nghị Phong Điền phải tìm tòi, nỗ lực hơn nhằm tạo đột phá cho sự phát triển du lịch của địa phương. Trong đó, tập trung đào tạo nhân lực phải có nghiệp vụ, trình độ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, để người dân nơi đây có thể sống khá lên bằng nghề du lịch. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình tạo tính hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với làng cổ. Phước Tích là làng cổ, mang tính truyền thống sâu sắc, có thể còn kén khách, nhưng nếu quảng bá tốt và phát huy được nét văn hóa vốn có, vẫn sẽ thu hút được những dòng khách riêng biệt.

Bài, ảnh: Quang Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

TIN MỚI

Return to top