ClockThứ Sáu, 15/03/2019 13:57

Cổng Ngọ Môn sẽ được làm sạch rêu mốc

TTH.VN - Khi dự án hoàn tất (sau 15 ngày kể từ ngày 15/3), cổng Ngọ Môn – biểu tượng văn hóa Cố đô Huế sẽ được làm sạch. Những thông tin liên quan đến dự án được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Karcher (Đức) – thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ làm sạch, cung cấp tại buổi họp báo sáng 15/3.

Thắp sáng Kỳ đàiNhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Đại Nội

Đại diện các đơn vị tổ chức buổi họp báo

Đã có 140 dự án làm sạch trên thế giới được Karcher thực hiện trong khuôn khổ chương trình tài trợ này, nằm ở cả 5 châu lục. Trong đó, tiêu biểu có dự án làm sạch tượng Chúa Cứu Thế tại Rio De Janeiro, Brazil; núi Rushmore – Khu tưởng niệm quốc gia, Mỹ; hàng cột trên Quảng trường St Peter-Thành phố Vatican; cầu Nihonbashi, Nhật Bản...

Karcher có mặt ở 70 quốc gia trên thế giới và đến Việt Nam từ năm 2013. Ngọ Môn là công trình đầu tiên được chọn thực hiện trong nước.

Làm sạch cổng Ngọ Môn, Karcher sử dụng các máy phun rửa áp lực cao nhằm loại bỏ các hiện tượng ô nhiễm sinh học bám lâu năm trên các bức tường. Phương án này sử dụng công nghệ hơi nước nóng, bằng cách sử dụng một đầu phun đặc biệt tạo ra áp lực hơi nước lên bề mặt đá vôi. Hệ thống gia nhiệt có thể tạo ra hơi nước với nhiệt độ tối đa khoảng 100°C, loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn/ô nhiễm sinh học, cũng như tiêu diệt chất bẩn ở dưới bề mặt, cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá nhờ vào nhiệt độ cao của nước nóng. Đồng thời, giúp thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại trở nên chậm hơn.

Ông Thorsten Marco Mowes hướng dẫn thử nghiệm sử dụng máy phun hơi nước cho người Việt

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đánh giá cao tính ưu việt của dự án làm sạch cổng Ngọ Môn do Karcher thực hiện. Do sử dụng hoàn toàn áp lực nước và ở nhiệt độ cao nên phương pháp làm sạch này an toàn, không sử dụng hóa chất và không bào mòn bề mặt di tích.

Một số phóng viên bày tỏ sự băn khoăn liệu sau khi làm sạch, cổng Ngọ Môn trở nên “mới quá”. Tuy nhiên, ông Phan Thanh Hải khẳng định, nếu có “mới quá” thì cái mới đó cũng chính là màu sắc nguyên thủy của di tích. Việc làm sạch hoàn toàn không tác động màu sắc, chất liệu, mà chỉ là vệ sinh toàn bộ rêu mốc, vi sinh vật gây hại trên bề mặt công trình. Sau Ngọ Môn, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với Karcher làm sạch để bảo vệ tính bền vững cho nhiều công trình di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, trong đó ưu tiên những công trình chưa quét màu và được xây dựng bằng những vật liệu phù hợp, như gạch, đá…

Phóng viên báo chí đặt câu hỏi 

Dự án làm sạch Ngọ Môn do 2 chuyên gia có tay nghề cao thực hiện chính, gồm ông Thorsten Marco Mowes (chuyên gia ứng dụng về công nghệ làm sạch và vệ sinh) và bà Andrea Teufel (chuyên gia bảo tồn của Đức đã có 15 năm gắn bó với khu di sản Huế).

Dịp này, một số nhân viên kỹ thuật của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được phối hợp đào tạo để có thể ứng dụng công nghệ này nhiều hơn ở khu di sản Huế.

Chuyên gia Đức thực hiện thử nghiệm việc làm sạch bằng máy phun hơi nước

Tin, ảnh, clip: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông

Các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện trách nhiệm thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (TCLT) theo quy định và chỉ được phép đưa ra thị trường những tờ tiền đủ tclt là khẳng định của ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh.

Làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông
Những người âm thầm làm sạch phố phường

Với họ, mỗi con đường, góc phố luôn gắn bó thân quen. Ngày qua, tháng lại, mặc cho những đêm đông gió rét hay những ngày hè oi bức, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ với công việc vệ sinh đường phố sạch đẹp, khang trang.

Những người âm thầm làm sạch phố phường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top