ClockThứ Năm, 09/12/2010 09:27

Còn lại món quà xứ Huế

TTH - Xưa người ta gọi nôm na, dân dã mà ý nhị là quà, món quà xứ Huế. Nay là sản phẩm du lịch. Gần đây, trong xu thế mở rộng về phát triển du lịch, thuật ngữ Shopping Tourism, tạm dịch là du lịch mua sắm, đã trở nên phổ biến.

Huế là vùng đất thơ mộng và là điểm đến trong mơ trong các hành trình du lịch. Không chỉ nổi tiếng với những danh thắng thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, Huế còn để lại vấn vương cho bao người bởi những món quà Huế thật đặc biệt. Đó là các sản phẩm hàng đúc đồng đến từ Phường Đúc và làng Dương Xuân. Đó cũng là những mặt hàng đan lát, sơn mài hay hàng thêu. Đặc biệt là món quà không thể nào quên, nón lá bài thơ và mè xửng Huế một thời. Hãy dừng lại với chiếc nón lá Huế. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn chép rằng: “Nón Cao Bằng sơn đỏ, nón Thanh Hoá nhẹ nhàng, nón Hà Đông thanh lịch nhưng đặc biệt hơn cả vẫn là nón bài thơ xứ Huế có dáng mỏng như tờ giấy cánh nhạn, đẹp và bền, được nhiều người ưa thích…”.

Bàn luận về sản phẩm du lịch một thời của Huế, người ta nhấn mạnh nhiều đến khả năng phản ánh được phần nào hương sắc văn hoá Cố đô của các mặt hàng lưu niệm. Hay nói một cách hình ảnh, các sản phẩm văn hoá du lịch Huế đã phần nào cho du khách nhớ về một nét đẹp riêng có; được suy ngẫm về tính cách, nếp nghĩ, phong cách sống của con người đất Thần kinh. Huế là một trong những thương hiệu hàng đầu của người Việt. Có người còn bảo, nếu sản phẩm du lịch mua sắm ở mỗi địa phương thể hiện được giá trị văn hoá của vùng đất thì đó chính là thành công của người làm du lịch. Người Huế đã có một quá khứ đẹp nhưng với những gì đang có cho thấy họ chưa đạt đến được sự toàn diện trong việc khai thác những nét đa dạng và đặc sắc trong những món quà Huế hôm nay.
Nhiều khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi được xây dựng, không ít lễ hội mới được mở ra mà đáng chú ý nhất là các festival Huế cho thấy người Huế đang ngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn giá trị và vai trò du lịch trong phát triển kinh tế của địa phương. Hơn bao giờ hết, nó đang đặt ra vấn đề cần phải có những đầu tư nhiều hơn nữa cho quà Huế, cho sản phẩm du lịch Huế. Có một định nghĩa rất hay về văn hoá, rằng đó là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả. Sẽ là một cách quảng bá tuyệt vời về Huế khi bất chợt bắt gặp ở một kệ sách hay trong gian phòng quà lưu niệm của gia đình tại Sài Gòn hay Hà Nội, ở tận Mỹ hay ở bên Pháp một món quà chứa chan hương đất và tâm hồn vùng núi Ngự sông Hương còn lại sau một chuyến thưởng ngoạn Cố đô của chủ nhân. 
Đan Duy       
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

Ra Giêng, tôi chở thằng con là sinh viên lên chơi đồi Vọng Cảnh, thăm lại nơi mà thời nó còn bé xíu, tôi đã từng chở nó đến, chỉ cho nó biết cây sim nó ra làm sao, và để cu cậu tự tay hái ăn những quả sim tím sẫm, mọng căng và ngọt lịm.

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh
Đầm Chuồn mùa đẹp nhất năm

Mùa hè thời điểm được xem là đẹp nhất của đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang). Khung cảnh bình minh hay hoàng hôn ở nơi đây chẳng khác gì một bức tranh thơ mộng.

Đầm Chuồn mùa đẹp nhất năm
Khám phá thác Kazan:

Thác Kazan là một trong những con thác có nguồn nước mát lành, chắt chiu từ lòng núi, khung cảnh hữu tình, hoang sơ và chưa chịu nhiều tác động của con người ở Nam Đông.

Khám phá thác Kazan

TIN MỚI

Return to top