ClockThứ Bảy, 07/12/2019 10:13

Chuyện “ba trong một”

TTH - Di sản là hồn cốt của du lịch. Ở Thừa Thiên Huế, di sản văn hóa – du lịch – truyền thông là chuyện “ba trong một”.

Liên kết để phát triển.

Phóng viên tác nghiệp tại sự kiện quảng bá du lịch. Ảnh: ĐỨC QUANG

Thừa Thiên Huế hiện có 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Thừa Thiên Huế còn có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 87 di tích cấp quốc gia, 79 di tích cấp tỉnh; 2 di sản phi vật thể cấp quốc gia, hơn 500 lễ hội. Cố đô Huế còn có nhiều di sản tự nhiên độc đáo, như sông Hương, vịnh Lăng Cô…

Ngoài yếu tố thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, sản phẩm dịch vụ... du lịch Thừa Thiên Huế phát triển chủ yếu nhờ các di sản. Chính nhờ có các hoạt động du lịch mà các điểm văn hóa, di tích có được nguồn thu đáng kể. Nguồn thu đó tiếp tục được sử dụng để trùng tu và tôn tạo, làm cho các di tích không bị lãng quên và mai một.

Những năm qua, các cơ quan báo chí địa phương (và cả Trung ương) không chỉ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, mà còn tích cực, chủ động tuyên truyền, giải thích các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn.

Thông tin trên báo chí góp phần tạo chuyển biến về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân. Báo chí phản ánh đa chiều các sự kiện, hoạt động liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, giúp cho các cơ quan chức năng và những người làm quản lý về văn hóa có thêm thông tin hữu ích, qua đó có hướng khai thác nguồn lợi du lịch hợp lý.

Các cơ quan báo, đài ở địa phương đều đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục về đề tài văn hoá; trong đó, đề cập đến nội dung bảo tồn và phát huy giá trị; đồng thời, phê phán, lên án mạnh mẽ những hành vi xâm hại đến di sản văn hoá, đặc biệt là trong phát triển du lịch.

Nhờ có báo chí lên tiếng kịp thời mà chính quyền, các cơ quan quản lý quan tâm hơn đến bảo vệ, đầu tư phục hồi những di tích bị hư hỏng, xuống cấp cũng như những vụ việc xâm hại đến di sản. Báo chí cũng phê phán mạnh mẽ hiện tượng lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan; đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân tham gia lễ hội lành mạnh.

Hai vấn đề liên quan đến bờ kè Hộ thành hào và Thượng thành gần đây cho thấy sự nhập cuộc tích cực của truyền thông. Chính báo chí đã có công đầu trong phát hiện, đấu tranh trước những sai phạm dẫn đến nguy cơ làm mất yếu tố gốc của công trình bờ kè Hộ thành hào. Qua đó, Chính phủ và các ngành có chức năng liên quan đã vào cuộc để trả lại những giá trị nguyên gốc của công trình.

Cuộc di dời dân cư ở khu vực di tích Kinh thành Huế (Thượng thành) được tiến hành trong cuối năm 2019 có sự đồng hành mạnh mẽ của báo chí. Không chỉ phản ánh sự cần thiết di dời, vấn đề đặt ra trong thực hiện, những thông tin báo chí còn góp phần cổ súy, phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch khi Thượng thành được thông thoáng. 

Đặt ra với Thừa Thiên Huế là làm thế nào để phát triển du lịch mà vẫn giữ được những nét độc đáo và giá trị đặc trưng của di sản văn hóa. Bảo tồn theo nghĩa giữ nguyên trạng cứng nhắc chỉ làm đóng khung di sản và về lâu dài, dẫn đến sự xuống cấp, hủy hoại; ngược lại, cũng cần khắc phục khuynh hướng “du lịch hóa” các di sản văn hóa. Cần có kế hoạch tổng thể, toàn diện về bảo tồn và khai thác du lịch hợp lý; trong đó, có sự chung tay của truyền thông.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Return to top