ClockThứ Ba, 18/12/2018 06:45
ĐÀO TẠO NGẮN HẠN HƯỚNG DẪN VIÊN TIẾNG HÀN:

“Chữa cháy” kịp thời

TTH - Mới đây, ngành du lịch Huế tổ chức lớp đào tạo hướng dẫn ngắn hạn cho sinh viên năm 3- 4 tiếng Hàn để phục vụ khách du lịch. Đây được xem là giải pháp “chữa cháy” tốt nhất giải quyết sự khan hiếm của hướng dẫn viên (HDV) tiếng Hàn hiện nay.

 Lượng khách Hàn Quốc đến Huế nhiều nhưng chỉ có khoảng 20 hướng dẫn viên tiếng Hàn

Mỗi HDV “gánh” hàng chục nghìn khách

Lâu nay, việc khan hiếm HDV tiếng Hàn Quốc luôn làm “đau đầu” ngành du lịch. Dự kiến trong năm 2018, tổng lượng khách Hàn Quốc đến Huế sẽ hơn 300 nghìn lượt. Dự báo, khách Hàn Quốc sẽ tiếp tục đến Huế nhiều hơn, ít nhất phải thêm 3 năm nữa. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp, Hàn Quốc đứng đầu về tổng lượng khách quốc tế đến Huế du lịch, khi chiếm khoảng 30%. Song, số lượng HDV tiếng Hàn hiện chỉ có gần 20 người, trước đó, vào năm 2017 chỉ có 10 người.

Phòng Quản lý lữ hành, Sở Du lịch cho hay, khan hiếm HDV tiếng Hàn là tình trạng chung của cả nước. Riêng với Huế, nếu tính bình quân, mỗi HDV như thế phải “gánh” hàng chục nghìn lượt khách. Số HDV tiếng Hàn ở Huế chủ yếu phục vụ tại điểm. Do phục vụ quá nhiều khách chất lượng hướng dẫn sẽ giảm.

Hướng dẫn viên tiếng Hàn chỉ phục vụ khách ở Đại Nội

Một HDV tiếng Hàn tham gia hướng dẫn tại Đại Nội cho biết, mỗi ngày HDV này hướng dẫn trên dưới 10 đoàn khách. Đó là không có thời gian và sức khỏe, chứ nhu cầu hướng dẫn vẫn rất nhiều. Mỗi đoàn chỉ hướng dẫn khoảng 1 giờ đồng hồ là xong. Do thời gian hướng dẫn ngắn nên đa số vẫn là “cưỡi ngựa xem hoa”.

Một hiện tượng mà chúng tôi ghi nhận được trên diễn đàn HDV du lịch miền Trung, đó là do không có HDV tiếng Hàn nên các công ty lữ hành thuê HDV tiếng Anh tham gia tour. Nhưng HDV này không hướng dẫn, chỉ ngồi trên xe để đối phó với cơ quan chức năng, còn có một người Hàn Quốc hướng dẫn trực tiếp.

Phía ngành du lịch cũng cho biết, nếu siết chặt hoạt động HDV ở lĩnh vực tiếng Hàn sẽ rất nhiều tồn tại cần khắc phục. Nhưng nếu xử lý mạnh thì không có ai để hướng dẫn khách.

Giải pháp tốt

Giữa năm 2016, xuất hiện tình trạng HDV “chui”, hoạt động không đúng quy định, ngành du lịch đã đưa ra nhiều kế hoạch, trong đó, sử dụng những lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hướng dẫn. Giải pháp thứ hai được cho là khả thi hơn là tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn để sinh viên năm 3- 4 học tiếng Hàn có khả năng, tổ chức thi sát hạch và cấp thẻ hướng dẫn ngắn hạn để các em sinh viên trở thành HDV tại điểm. Tuy nhiên, hơn hai năm, các giải pháp này vẫn chưa được thực hiện.

Trên thực tế, giải pháp đào tạo sinh viên đã được nhiều địa phương triển khai, gần Huế có Đà Nẵng đã thực hiện được 2 năm. Theo Phòng Quản lý lữ hành, Sở Du lịch, về cơ sở pháp lý, tiếng Hàn được xếp vào ngôn ngữ hiếm. Do đó, giải pháp đào tạo sinh viên ngắn hạn được cho phép tham gia hướng dẫn với thời gian ngắn.

Anh Trần Đình Minh Đức, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch cho biết, đầu tháng 12/2018, ngành du lịch đã tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn cho 40 sinh viên năm 3- 4 khoa tiếng Hàn, ĐH Ngoại ngữ Huế, do các giảng viên Khoa Du lịch và lãnh đạo Công ty Hana Tour tham gia giảng dạy. Những sinh viên năm 3- 4 đã có khả năng nói tiếng Hàn lưu loát. Điều cần thiết là đào tạo kỹ năng hướng dẫn, trang bị những quy định của nghề. Sau khóa đào tạo, ngành sẽ tổ chức thi và cấp chứng chỉ thời hạn 3 tháng cho những em hoàn thành tốt khóa học. Những em này sẽ được tham gia hướng dẫn tại điểm, như ở Đại Nội, các lăng, chùa Thiên Mụ… chứ không được đi tour suốt tuyến. Với khoảng 40 sinh viên tham gia hướng dẫn, phần nào phá vỡ sự độc quyền của những HDV tiếng Hàn lâu nay.

Theo lãnh đạo ngành du lịch, việc cho sinh viên tiếp cận của nghề hướng dẫn, không chỉ tăng số lượng HDV tại điểm mà còn giúp các em có thu nhập. Quan trọng là thường xuyên tiếp cận được với khách sẽ giúp các em sinh viên nâng cao khả năng nói tiếng Hàn. Bên cạnh đó, giúp các em tiếp cận với nghề HDV và định hướng nghề cho tương lai. Bởi vì nhiều sinh viên tiếng Hàn sau khi ra trường ít khi lựa chọn nghề HDV mà chọn ngành nghề khác để làm việc.

Năm 2019, ngành du lịch sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo cho sinh viên. Chất lượng đầu ra được kiểm soát nhằm nâng chất lượng HDV. Ngoài tiếng Hàn còn tổ chức đào tạo thêm một số ngôn ngữ tiếng hiếm khác mà các trường đại học đang đào tạo.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

TIN MỚI

Return to top