ClockThứ Tư, 04/05/2022 15:16

Cần tìm hướng đi mới trong tuyển sinh ngành nghệ thuật, du lịch

TTH - Dù được đánh giá cao trong công tác đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, thế nhưng những năm gần đây, công tác tuyển sinh của hai đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đóng trên địa bàn TP. Huế là Học viện Âm nhạc Huế và Trường CĐ Du lịch Huế gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Không gian nghệ thuật phục hồi cùng du lịchTìm kiếm tài năng trẻ văn hóa nghệ thuậtKhai mạc hội thi tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật toàn quốc

Được xem là đơn vị đào tạo nhân lực chất lượng, tuy nhiên thời gian gần đây việc tuyển sinh của Trường cao đẳng Du lịch Huế cũng ít nhiều gặp khó khăn

Tuyển sinh giảm sút

Theo thống kê của Học viện Âm nhạc Huế, đơn vị này đang đào tạo 420 học sinh, sinh viên các bậc trung cấp và ĐH. Ngoài ra, kết nối liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ, Trung tâm GDTX một số tỉnh trên cả nước, tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc miền Trung – Tây Nguyên. Học viện tuyển được 25 học sinh, sinh viên tài năng ở các bậc trung cấp, ĐH với các chuyên ngành, như piano, sáo trúc, violin, guitar, thanh nhạc.

Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa cho thấy sự khả quan trong công tác tuyển sinh. Theo bà Hà Mai Hương – Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế, dù là đơn vị đào tạo nghệ thuật đặc thù, số lượng học sinh, sinh viên các hệ chính quy, liên thông, liên kết với các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên theo học ngày càng giảm sút, nguồn tuyển sinh vào Học viện hạn chế. Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh kéo dài, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật bị tạm ngưng nên nguồn thu của Học viện cũng bị giảm theo, do vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác tài chính.

Bà Hương cũng thông tin, những chế độ chính sách hiện hành liên quan đến miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống, đặc thù trong các trường văn hóa, nghệ thuật và các chương trình học bổng hỗ trợ chưa đủ khuyến khích người học. Bên cạnh đó, học viện chưa có nhiều cán bộ có học hàm, học vị cao, chưa có nhà giáo Nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ Nhân dân, một số ngành chưa đáp ứng về đội ngũ giảng viên theo quy định.

Đáng lưu ý, học viện chưa thực hiện kiểm định chất lượng nên ngày càng khó khăn trong việc thực hiện liên kết với các cơ sở giáo dục địa phương để đào tạo hệ đại học liên thông vừa học vừa làm. Trước tình hình đó, bà Hương đã đề nghị với Bộ VHTT&DL quan tâm tạo điều kiện trong việc đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc phổ thông tại các địa phương theo Nghị định 71. Tạo điều kiện để học viên có cơ hội trao đổi, giao lưu về công tác biểu diễn, tham gia các khóa đào tạo, học tập ngắn hạn trong và ngoài nước…

Sinh viên Trường cao đẳng Du lịch Huế trong một tiết thực hành

Nghiên cứu kỹ hơn xu hướng thị trường

Tương tự, dù có bề dày hơn 20 năm trong công tác đào tạo, tuyển sinh, nhưng Trường CĐ Du lịch Huế cũng “than” đang gặp khó. Ở thời điểm hiện tại, trường này đang đào tạo 14 nghề thuộc hệ CĐ, 8 nghề thuộc hệ trung cấp, 14 nghề sơ cấp, đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp. Trong đó, có 5 nghề trọng điểm được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lựa chọn hỗ trợ đầu tư để đạt trình độ quốc tế gồm: Quản trị khách sạn, quản trị khu resort, quản trị nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, hướng dẫn du lịch.

Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Huế cho hay, công tác tuyển sinh hiện không có sự khác biệt lớn giữa ĐH, CĐ, các trường ĐH đa dạng phương thức xét tuyển đã tạo nhiều cơ hội vào ĐH, điều này khiến số học sinh muốn học nghề giảm. Một lượng lớn các học sinh chọn đi xuất khẩu lao động sau khi tốt nghiệp THPT. “Bên cạnh đó, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cũng đã ảnh hưởng đến nhận thức và định hướng chọn trường của học sinh. Việc chuyển đổi hình thức tuyển sinh trực tuyến cũng gặp khó khăn”, ông Phương nói.

UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trong chuyến công tác tại Huế đã lắng nghe những khó khăn và vướng mắc trong công tác đào tạo, tuyển sinh của hai đơn vị này. Ông Hùng đánh giá cao Trường CĐ Du lịch Huế là trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng tốt cho ngành du lịch và được xã hội chấp nhận thông qua tỷ lệ việc làm đạt cao. Riêng Học viện Âm nhạc Huế, Huế dù chưa tham gia các sân chơi lớn, nhưng tạo ra được nhóm hình đang tập trung để bảo tồn phát huy, nhất là gắn liền với di sản.

Giải đáp thắc mắc trong vấn đề tuyển sinh, ông Hùng cho rằng, các đơn vị đào tạo cần nghiên cứu kỹ hơn xu hướng thị trường, cạnh tranh giữa các đơn vị đào tạo cùng lĩnh vực tại địa bàn, khu vực. Nói riêng với Học viện Âm nhạc Huế, Bộ trưởng đề nghị đơn vị này cần phải nghiên cứu phương pháp tuyển sinh mới hơn, khác hơn để người có nhu cầu tìm hiểu kỹ mới yêu thích, có như thế mới thu hút được đầu vào. Song song với đó, khuyến khích mời các nghệ sĩ, nghệ nhân địa bàn vào tham gia công tác giảng dạy…

Đặc biệt, Bộ trưởng còn lưu ý các đơn vị đào tạo cần tập trung vào việc nghiên cứu khoa học, chú trọng chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu phải được xã hội chấp nhận. Ngoài ra, xem xét xây dựng đề án thí điểm một cách hiệu quả cơ sở vật chất, cũng như chủ động đẩy mạnh phối hợp với chính quyền địa phương mà cụ thể thông qua Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch trong các hoạt động liên quan.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

TIN MỚI

Return to top