ClockThứ Năm, 17/12/2015 16:24

Cần nhất một “con đường”

TTH - Phát triển dịch vụ du lịch được xác định là một trong 4 chương trình trọng điểm của thị xã Hương Thủy. Tiềm năng rất nhiều nhưng khó khăn cũng không ít khiến Hương Thủy vẫn còn gặp khó trong mục tiêu đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Du khách thử xay lúa ở "Chợ quê ngày hội"

Nhiều việc phải làm

Thị xã Hương Thủy có nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh và có các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống, tạo ra nhiều lợi thế về phát triển du lịch ở nhiều loại hình khác nhau, như: đồng quê, tâm linh và tham quan văn hóa… Đây cũng là tiềm năng để thị xã có thể khai thác các ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Tuy nhiên, để đưa những tiềm năng đó trở thành thế mạnh thực sự thì Hương Thủy còn nhiều việc phải giải quyết.
Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm (núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằng) và điện Hòn Chén (cửa ngõ vào điện bằng đường bộ từ bến Than, Thủy Bằng) được xem là điểm nhấn về du lịch tâm linh của thị xã Hương Thủy. Mặc dù đơn vị chủ quản của 2 cơ sở trên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhưng là địa bàn nên Hương Thủy được hưởng lợi để phát triển các dịch vụ kèm theo, như: phục vụ hàng hóa và tổ chức giao thông đi lại cho du khách. Gần đây, công tác phối hợp của thị xã Hương Thủy trong quá trình tổ chức các lễ hội đã được quan tâm nhiều nhưng tình hình vẫn chưa được giải quyết dứt điểm: nạn đeo bám ăn xin còn xuất hiện, cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông qua bến Than vẫn đang hạn chế.
Tại điểm du lịch cộng đồng Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh) – sản phẩm du lịch nên hình hài, nhiều năm qua được quan tâm, tạo điều kiện để cải thiện năng lực phát triển nhưng vẫn chưa thực sự tạo được sức hút mạnh mẽ. Thủy Thanh khai thác du lịch từ vẻ đẹp thuần nông của một làng quê xứ Huế, có chiếc cầu cổ với kiến trúc độc đáo cùng một hệ thống đình, nhà thờ họ truyền thống. Nhưng đến nay, điểm đến này vẫn chưa thể chủ động mời gọi và lưu giữ khách du lịch do còn thiếu chỗ chơi, nghỉ dưỡng và chỗ để khách tiêu tiền.
Cần sự cộng hưởng ngoại lực
Theo ông Nguyễn Phương Toàn, Trưởng phòng Văn hóa thị xã Hương Thủy, phòng sẽ tham mưu để UBND thị xã tiếp tục có những chương trình phát triển du lịch đẩy mạnh loại hình du lịch khám phá làng xã. Theo đó, từ cơ sở tập trung cho mô hình du lịch cộng đồng ở Cầu ngói Thanh Toàn, Hương Thủy tiếp tục mở rộng các tuyến du lịch về các địa phương khác trên địa bàn có thế mạnh về các đình làng, nhà thờ họ, nhằm đẩy mạnh loại hình du lịch khám phá văn hóa làng xã. Thị xã cũng sẽ hướng đầu tư phát triển du lịch về phía Tây, trọng điểm là hồ Tả Trạch. Hiện nay, hồ Tả Trạch đã chặn dòng, đường sá thuận lợi nhiều nhóm khách đơn lẻ đã nhìn thấy được vẻ đẹp tự nhiên ở vùng này nên đã tìm đến khám phá. Nếu Hương Thủy bỏ qua tiềm năng du lịch này thì sẽ là một sự lãng phí không nhỏ.
Tại kỳ họp lần thứ 11, HĐND khóa VI vừa qua, thêm một lần nữa vấn đề chiến lược dài hơi để phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế được các đại biểu “làm nóng”. Trong đó, các đại biểu nêu rõ tại sao Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế về du lịch nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để biến những lợi thế đó thành thế mạnh kinh tế. Điều này cũng có ý nghĩa tương đồng trong câu chuyện phát triển dịch vụ du lịch ở Hương Thủy: Tiềm năng nhiều, nhưng lợi thế so sánh chưa nổi trội bao nhiêu. Một trong những nguyên nhân được xác định hạn chế sức bật của Hương Thủy là địa phương đến nay vẫn chưa có một quy hoạch chuyên sâu về phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Ông Lê Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy nhấn mạnh: Chưa có quy hoạch chuyên ngành dài hơi cứ như chưa có con đường để đi nên không biết ưu tiên việc gì cần làm trước. Vì vậy, sẽ rất khó để tập trung thu hút đầu tư, huy động kinh phí, cũng như phát triển kỹ năng cho nhân lực trong lĩnh vực này”. Ông Nguyễn Phương Toàn cho biết, kế hoạch năm 2016, Phòng sẽ chủ động xin UBND thị xã chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch của địa phương. “Tuy nhiên, việc lập được quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch rất khó, chỉ riêng Hương Thủy tính toán thì chưa đủ mà cần phải có được sự ủng hộ rất lớn của tỉnh, mà cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trên cơ sở thị xã đề xướng, chúng tôi rất mong nhận được quan tâm, góp ý của các cấp, các ngành liên quan để Hương Thủy sớm có được quy hoạch này”.
Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng

Trong khi vườn hoa hướng dương toả sắc vàng nằm ở khu đất cạnh lòng hồ Khe Ngang thuộc thôn Chầm (phường Hương Hồ, TX. Hương Trà) được người dân, du khách đến tham quan trầm trồ khen ngợi thì chủ nhân của nó lại ngậm ngùi vì vườn hoa sẽ bị tháo dỡ trong nay mai.

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng
Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách
Du lịch Thủy Yên: Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ

Không chỉ là công trình thủy lợi phục vụ cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta lúa và hoa màu, hồ Thủy Yên nằm trên địa bàn xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc giờ đây nổi tiếng là điểm đến du lịch. Từ dưới chân hồ, những chiếc thuyền du lịch đón khách ngắm cảnh giữa lòng hồ, ngược theo dòng nước đi sâu vào những suối thác với vẻ đẹp thơ mộng hoang sơ.

Du lịch Thủy Yên Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ
A nor hút khách gần, xa

Từ một địa điểm hoang sơ, thác A nor (xã Hồng Kim, huyện A Lưới) trở thành điểm đến hấp dẫn khi du khách ghé thăm miền sơn cước này. Mô hình du lịch cộng đồng tại đây đã tạo ra sinh kế cho người dân.

A nor hút khách gần, xa
Tây Nguyên mùa nắng nhẹ

Cuối tháng mười, tôi bắt gặp những hình ảnh xưa cũ ở những đô thị Tây Nguyên vừa như đang ngái ngủ vừa như đang cựa mình. Những hình ảnh thấp thoáng sau vạt nắng nhẹ sắp sửa mùa khô vốn chỉ đủ sưởi ấm một nửa tán lá cây. Nửa còn lại đương ủ sương chưa vội tan đi.

Tây Nguyên mùa nắng nhẹ
Return to top