Thế giới

Các xu hướng du lịch năm 2020

ClockThứ Bảy, 28/12/2019 09:21
Năm 2020 cũng là năm bắt đầu thập kỷ mới, ngành du lịch sẽ trải qua nhiều thay đổi vì nhận thức của đại chúng về biến đổi khí hậu đã tốt hơn. Những diễn biến thời sự quốc tế như Brexit hay tình trạng quá tải du khách cũng sẽ ảnh hưởng đến bức tranh toàn cảnh của ngành du lịch trong thời gian tới.

Japan Airlines tặng 50.000 vé bay nội địa miễn phí cho du khách quốc tếCuba có Thủ tướng mớiHướng tới du lịch xanh: Cần hợp tác để giải quyết lượng khí thải từ vận tải du lịchLào, Việt Nam tăng cường hợp tác du lịchHàn Quốc xây làng Việt Nam tại quê hương huấn luyện viên Park Hang-seo

Du lịch cộng đồng tiếp tục là xu hướng trong năm 2020 - Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Hướng tới giá trị mới

Bên cạnh những giá trị truyền thống của du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho rằng du khách hiện nay chú trọng nhu cầu trải nghiệm những giá trị mới trên cơ sở văn hóa truyền thống, như tính khác biệt, đặc sắc hay nguyên bản của nền văn hóa nơi họ tới thăm; giá trị tự nhiên như tính nguyên sơ, độc đáo của vùng đất; giá trị sáng tạo và công nghệ cao như sự hiện đại, tiện nghi.

Điều này dẫn đến sự thay đổi về lựa chọn của du khách về loại hình du lịch. Năm 2020 tiếp tục là năm mà du lịch xanh, thân thiện với môi trường là xu hướng. Có thể kể đến các loại hình như du lịch có trách nhiệm (tối đa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu chi phí di chuyển), du lịch cộng đồng (phối hợp với người dân để mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và bảo vệ môi trường).

Trong đó, xu hướng mới nổi bật nhất có thể kể đến là du lịch ăn chay. Các nhà hàng ở nhiều thành phố trên thế giới đang bắt đầu bổ sung các tùy chọn thuần chay trên thực đơn. Các chuỗi và quán cà phê thuần chay cũng xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong bối cảnh thế giới đang thay đổi thói quen ăn uống cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Sẽ là một thiếu sót nếu không kể đến tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 lên thị trường du lịch. Sự phổ biến của mạng xã hội và ứng dụng di động cùng những yếu tố liên quan (sự lan tỏa của các ngôi sao, quảng cáo...) có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn địa điểm, nơi ăn chốn ở của du khách.

Sự tiện dụng của smartphone cũng khiến thói quen tiêu dùng của du khách thay đổi, dịch chuyển từ tiền mặt sang thanh toán điện tử. Việc mua vé, đặt tour, đặt phòng... đều tiến hành qua mạng hoặc thanh toán thẻ. Hình thức du lịch trước - trả tiền sau đang trở nên ngày một phổ biến.

Bên cạnh đó, thị trường hàng không, nhất là hàng không giá rẻ cũng đang tăng trưởng tích cực, góp phần vào việc thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ du khách đang lựa chọn những hình thức vận chuyển khác được cho là thân thiện với môi trường hơn như đi tàu hỏa hay thuyền.

1,6 tỉ du khách quốc tế

Nhu cầu du lịch sẽ tăng 4% mỗi năm trong giai đoạn 2018-2028, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ đón trên 500 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới.

Số liệu về khách du lịch theo khu vực cho thấy đến năm 2020, ba khu vực đón nhiều du khách nhất sẽ là châu Âu (hơn 700 triệu khách), Đông Á và Thái Bình Dương (gần 400 triệu khách) và châu Mỹ (gần 300 triệu khách), tiếp theo lần lượt là châu Phi, Trung Đông và Nam Á.

Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi được dự báo sẽ tăng trưởng kỷ lục với tốc độ trên 5% mỗi năm, cao hơn trung bình thế giới là 4,1%. Châu Âu sẽ duy trì tỉ lệ du khách quốc tế cao nhất, mặc dù có sự sụt giảm từ 60% vào năm 1995 xuống còn 46% vào năm 2020.

Trong khi đó, UNWTO dự báo đến năm 2030 Đông Nam Á sẽ là khu vực thu hút du khách thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt khách.

Xét về mục đích du lịch thì tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi và giải trí sẽ chiếm 54% tổng lượng du khách. Du lịch để thăm viếng, chữa bệnh và tôn giáo chiếm 31%. Còn lại 15% là du lịch vì công việc và nghề nghiệp.

Kỳ vọng du lịch không gian

Vào tháng 6-2019, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố từ năm 2020, du khách có thể tham quan trạm vũ trụ quốc tế (ISS) với giá 35.000 USD/đêm. Mỗi năm sẽ chỉ có 2 chuyến được thực hiện, mỗi chuyến kéo dài 30 ngày. Như vậy mỗi người sẽ tốn hàng triệu đôla để trải nghiệm.

Tháng 8-2019, Hãng Virin Galactic của tỉ phú Richard Branson tuyên bố đã sẵn sàng để biến ước mơ bay vào không gian của mọi người trở thành hiện thực.

Công ty Blue Origin của tỉ phú Amazon Jeff Bezos cũng đang đổ tiền vào lĩnh vực đưa du khách thám hiểm không gian. Riêng SpaceX của tỉ phú Elon Musk thì tham vọng hơn với mục tiêu đưa người lên sao Hỏa ở. Thậm chí ông Musk còn gợi ý ai chán Trái đất thì nên bán nhà rồi lên sao Hỏa định cư nếu muốn.

Theo Tuổi trẻ

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Return to top