ClockThứ Hai, 17/04/2017 09:41

Các cơ quan châu Âu sẽ "dọn hành lý," chuyển trụ sở khỏi London

Các quan chức ngoại giao châu Âu đã nhất trí chuyển trụ sở của Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) và Cơ quan Ngân hàng châu Âu (EBA) hiện nay tại thủ đô London của Anh, tới một thành phố khác trong Liên minh châu Âu (EU).

Pháp: Brexit sẽ tạo hiệu ứng domino trên toàn Châu ÂuBrexit có thể bị trì hoãn và những hệ lụy với nước AnhCác ngân hàng lớn sẽ rời khỏi Anh sau Brexit

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. Ảnh: AP

Trong 2 tuần tới, các nước thành viên EU sẽ nhóm họp để thảo luận về việc lựa chọn trụ sở mới cho EMA và EBA, với các tiêu chí sẽ sớm được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk công bố. 

Các thành phố như Frankfurt (Đức), Milan (Italy), Amsterdam (Hà Lan) và Paris (Pháp) nhiều khả năng sẽ được chọn là nơi đặt trụ sở mới cho 2 cơ quan nói trên. Quyết định cuối cùng sẽ được công bố vào tháng Sáu tới. 

EMA và EBA hiện có khoảng 1.000 nhân viên, chủ yếu là người Anh, và tạo ra rất nhiều hoạt động tại Anh liên quan đến các lĩnh vực này.

Trước đó, EU cũng đã từ chối yêu cầu của Thủ tướng Anh Theresa May về việc sớm tổ chức các cuộc đàm phán thương mại song phương.

Dự kiến, tại cuộc họp ngày18/4 tới, các nước thành viên EU sẽ thảo luận về 2 vấn đề này, cũng như chiến lược đàm phán sắp tới đối với việc Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit. 
 
Quyết định cuối cùng của EU về việc không đồng ý sớm đàm phán về mối quan hệ thương mại mới với Anh sẽ được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 29/4. 

Mặc dù Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Anh, David Davis đã có rất nhiều cuộc viếng thăm đến các nước thành viên EU trong thời gian qua, nhưng các nhà ngoại giao EU đã nhất trí rằng sẽ không đàm phán về tương lai thỏa thuận thương mại toàn diện với Anh chừng nào Anh đồng ý giải quyết vấn đề bối thường đóng góp tài chính cho EU, mức được dự đoán khoảng 60 tỷ euro, do việc Anh rời EU, cũng như vấn đề quyền của các công dân EU. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về vấn đề này sẽ thuộc về các nhà lãnh đạo EU./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

TIN MỚI

Return to top