ClockChủ Nhật, 24/09/2017 11:10

“Cá mụn” mùa trở gió

TTH - Khi con sóng không còn êm ả cũng là lúc ngư dân vùng bãi ngang ven biển Phong Điền sử dụng phương thức đánh bắt thô sơ. Và thành quả là những con “cá mụn (vụn)” trong bữa cơm để vơi nỗi nhớ "mùi" những ngày biển động.

Mớ "cá mụn" của người dân sau chuyến đánh bắt để chia cho bạn thuyền

Sau bão, tiết trời chưa thuận để những con thuyền dong buồm vượt sóng, bạn ngồi bần thần trên biển với nỗi nhớ nghề, nhớ vị cá biển sau những ngày mà trong mâm cơm toàn mùi “ruộng đồng”. Bỗng trên đầu con sóng xuất hiện những vạt màu đỏ nhạt, bạn mừng như bắt được vàng bảo tôi ngồi canh… biển rồi vội chạy lấy tay lưới nhỏ dài cỡ hơn chục sải tay người lớn, nối phao và đá vào hai đầu lưới, lao ra vùng biển có mực nước chưa đến thắt lưng, rải lưới ngay trên đầu con sóng: “Trộ ni chắc được ít “cá mụn” để ăn bớt thèm”, bạn cười hỉ hả.

“Cá mụn” thực chất là những loại cá biển thông thường, như: cá đối, cá kình, cá lầm, cá nục, cá liệt, cá chang… chỉ có điều nó không xuất hiện theo từng mùa và không đi theo đàn. Dù là “cá mụn”, nhưng những ngày biển động, nó trở thành “đặc sản” trên mâm cơm mỗi gia đình. Mỗi chuyến đánh bắt được nhiều loại cá, qua bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị có thể tạo ra được nhiều món ăn khác nhau. Giữa ngày mưa gió, mâm cơm có cả món cá nục kho ớt xanh, cá kình nấu canh chua và cá lầm chiên mắm thì còn chi bằng.

Có lần ghé biển Phú Diên (huyện Phú Vang) hỏi mua mớ cá đủ loại được ngư dân để riêng, anh bạn đồng nghiệp tỏ vẻ thắc mắc rằng tại sao không mua các loại cá “đặc sản” như cá háu, cá cu mà lại chăm chăm vào mớ cá “hỗn tạp”. Và dù tôi có trả giá bao nhiêu thì chủ thuyền vẫn một mực không bán với lý do khá đơn giản: cá đó để ăn chứ không bán. Không biết người dân Phú Diên gọi mớ cá đó là gì nhưng quê tôi gọi là “cá mụn”.

Với dân biển, thường các loại cá này chẳng cần phải sơ chế, chỉ rửa sạch cho vào nồi, nêm gia vị theo từng món là xong. Thậm chí nếu không cầu kỳ, mớ cá tươi rói chỉ cần rửa sạch mang hấp chấm với nước mắm ruốc sền sệt ớt bột thì cũng đủ "ngậm mà nghe".

Ngư dân vùng lộng khi được biển cho nhiều cá, họ mang bán những loại có giá trị kinh tế cao và luôn chừa lại mớ “cá mụn” để chia phần cho mỗi bạn thuyền. Mớ cá ấy đủ loại, nhưng nếu có lẫn những con thuộc dạng đặc sản thì những chủ thuyền đều lấy ra chia đều, dù nhiều hay ít.

Biển mùa trở gió sẽ vắng bóng thuyền bè, và mớ "cá mụn" như là "cứu cánh" cho những ai sinh ra và lớn lên bên chân con sóng...

Bài, ảnh: LÊ THỌ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng cho mùa huấn luyện mới

Với phương châm tập trung đột phá về xây dựng chương trình huấn luyện, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng cho mùa huấn luyện mới nhằm đảm bảo cho ngày ra quân huấn luyện 1/3.

Sẵn sàng cho mùa huấn luyện mới
An toàn cho du khách mùa mưa lũ

An toàn cho du khách là vấn đề quan trọng được các điểm du lịch đặt lên hàng đầu vào mùa mưa lũ.

An toàn cho du khách mùa mưa lũ
Tình quân dân trong mùa mưa bão

Màu xanh áo lính luôn có mặt ở những nơi hiểm nguy để giúp đỡ, hỗ trợ Nhân dân đã trở thành hình ảnh quen thuộc mỗi mùa mưa bão tại Thừa Thiên Huế. Với bản chất kiên cường, dũng cảm của người lính, các anh đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chãi giúp bà con vượt qua những khó khăn trong thiên tai.

Tình quân dân trong mùa mưa bão
Mùa huấn luyện mới

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã tích cực chuẩn bị cho mùa huấn luyện mới. Từ mô hình học cụ, giáo án bài giảng… mọi thứ đã sẵn sàng cho ngày ra quân huấn luyện 1/3.

Mùa huấn luyện mới

TIN MỚI

Return to top