ClockThứ Tư, 05/10/2022 14:34

Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường giám sát tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa

Trong báo cáo mới nhất về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, thời gian tới sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa.

Năm 2023 Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thôngLiệu giá sách giáo khoa có còn giảm được nữa?Giá sách giáo khoa đã giảm từ 5 - 15%“Nóng” chuyện sách giáo khoa đầu năm học mới

Những mẫu sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: Lê Vân

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 

Đồng thời, tăng cường hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa, tập huấn hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa các môn học/hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Bộ sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị sách giáo khoa theo đúng lộ trình.

Bộ cũng tăng cường kiểm tra các địa phương triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tăng cường trách nhiệm và tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng sách giáo khoa.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo triển khai việc biên soạn sách giáo khoa dân tộc, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng theo Kế hoạch đã ban hành. Chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức dịch một số sách giáo khoa được phê duyệt sang sách chữ nổi Braille. Phát huy việc biên soạn sách giáo khoa điện tử, học liệu điện tử theo đúng tinh thần xã hội hóa của Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội. 

Bộ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các văn bản về định mức biên chế giáo viên. Tiếp tục rà soát, ban hành và triển khai đồng bộ kế hoạch bồi dưỡng; kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo từng năm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Trước đó, đối với nhiệm vụ triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13; kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa; Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Bộ cũng tổ chức thẩm định và phê duyệt Chương trình giáo dục tích hợp; danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10; sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, lớp 2 để thực hiện theo đúng lộ trình thực hiện đổi mới Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội.

Ngoài ra, Bộ cũng kiểm tra, tư vấn và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 2, lớp 3; phê duyệt Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hướng dẫn các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2022 - 2023. Đồng thời, tổ chức giới thiệu và tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghiên cứu, tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa và tiến hành dạy thử nghiệm ngay sau khi tập huấn. 

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử bảo đảm yêu cầu “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”. Việc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở đảm bảo giữ ổn định về quan điểm, mục tiêu, cấu trúc, lộ trình triển khai thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top