ClockChủ Nhật, 02/10/2022 05:36

Ánh nắng đã mất

Con giống cha hay mẹKhói tóc…

Quán cafe vẫn luôn đông đúc như thuộc tính vốn có của nó. Người đàn ông ở bàn đối diện đang khẽ đốt một điếu thuốc, gác một cái chân lên ghế, còn người đàn bà thì lại nhăn mặt khó chịu. Văn tự nhiên cảm thấy hơi chột dạ vì vốn dĩ chuyện bàn bên chẳng liên quan gì tới mình, nhưng khi nhìn thấy nét khó chịu của người đàn bà Văn lại khẽ gảy điếu thuốc trên tay đang hút dở của mình xuống đất. Người đàn ông lúc này mới chú ý hành động của Văn, nhìn điếu thuốc như đang tiếc rẻ. Lại rít một hơi thật sâu, thả khói thật điệu nghệ và lại nhìn Văn. Văn khẽ mỉm cười, khuấy lại ly cafe đã được dặn kỹ lưỡng phải pha thật đặc và thả đúng một viên đường vào, không đá. Ly cafe đắng nghét, Văn chợt cảm thấy cuộc sống này quá đỗi vô thường.

Một đôi tình nhân bước vào, mang lại điểm sáng cho quán cafe u buồn giữa trưa hè. Cũng không đến mức phải dán   mắt vào sự ríu rít của đôi tình nhân, ai không từng trải qua một mối tình? Chỉ là quán vốn yên tĩnh và sự tíu tít ấy làm mọi người đột nhiên chú ý. Văn hơi nhích một chút để tránh nắng hè đang chiếu qua cửa sổ đến chiếc ghế Văn đã từng ngồi. Và cũng lười biếng đến độ sẽ thử mình ngồi qua một chiếc ghế khác.

- Chỗ này có ai ngồi chưa anh?

- Vẫn chưa.

- Vậy cho em xin phép ngồi ở đây nhé.

Ký ức chợt ùa về ở quán cafe cũ, chỉ tiếc chỗ đối diện không còn một bóng hình quen thuộc tìm một lý do để ngồi cạnh Văn. Nghĩ lại thì người con gái ấy đã từng yên tĩnh thật, kể cả khi quán không đông, không hiểu tại sao vẫn luôn đến đúng bàn Văn, đề nghị được ngồi cạnh và yên lặng cho tới khi đọc xong phân nửa cuốn sách, cứ mỗi ngày lại mang tới một cuốn khác nhau. Cho tới khi Văn không thể ngăn nổi sự chú ý của mình cất tiếng hỏi:

- Em đọc một cuốn sách nhanh vậy sao? Mới hôm qua tôi còn thấy em đang đọc một cuốn dày cộm.

Cô gái trở nên ngượng, bẽn lẽn nói:

- Thật là ngại khi nói thật với anh, em không phải là người thích đọc sách đâu. Chỉ là muốn nói chuyện với anh và nghĩ anh thích những cô gái siêng đọc sách.  

Quán cafe này nằm thu mình ở một góc phố nhỏ, phải rất khó khăn người ta mới tìm được quán, nên đa số quán chỉ toàn những khách quen tìm đến. Nó hợp với những người ưa sự cô đơn như Văn, nếu bảy năm trước Văn không gặp được cô gái ấy. Em đã bước vào cuộc đời Văn như một tia nắng mùa hè cháy bỏng, đốt cháy làn da khiến Văn không thể cưỡng nổi mình ngăn sự chú ý. Có điều tia nắng ấy không làm Văn chây lười nhích người như tia nắng bên cửa sổ, Văn đã sẵn sàng thay đổi cả những thói quen chỉ để có thể đón nhận ánh nắng ban mai này. 

Ngày Văn gặp em, chỉ là một chàng sinh viên khoa Văn năm cuối. Từ một cậu sinh viên nổi trội của khoa với những bài viết liên tục được đăng báo, những mẩu chuyện, những bài thơ đậm chất nhân sinh, đột nhiên lại có một nàng thơ xuất hiện trong những tác phẩm của Văn. Rồi Văn tốt nghiệp, cũng là lúc mối quan hệ giữa hai người chính thức có một cái tên, nhưng đồng thời Văn cũng nhận ra văn chương không đủ sức để có thể nuôi sống một cậu sinh viên mới ra trường. Mối tình với những ước mơ và hoài bão cho nghiệp viết bắt đầu thay thế dần dần cho những gánh nặng cơm áo gạo tiền. Cho tới năm thứ hai sau khi tốt nghiệp, Văn vẫn vùi mình ở căn gác xép nhỏ của phòng cho thuê say sưa viết, mỗi tác phẩm đăng báo cho Văn một ít thu nhập, nhưng không đủ để Văn sinh nhai. Em bắt đầu khuyên Văn nuôi dưỡng tác phẩm của mình nhưng vẫn nên kiếm thêm một công việc khác, Văn giận dỗi nghĩ em xem thường Văn…

Năm thứ tư hai người quen nhau, em nói với Văn ba mẹ ép em lấy một người khác với kinh tế đủ đầy, lúc này lần đầu tiên Văn chững lại, thực sự xếp văn chương qua một bên bắt đầu cho một công việc mới không thuộc sở thích mình. Bao hôn nhân được sắp xếp, em chối từ chỉ để bên cạnh Văn, động viên Văn. Dù đã qua bốn năm trời, dù Văn vẫn dành chút thời gian ít ỏi ngoài công việc văn phòng mỗi ngày để viết, những bài được đăng báo em vẫn vui, vẫn tự hào, vẫn khoe khắp nơi như ngày đầu, đủ để biết em trân trọng nghiệp viết của Văn đến nhường nào và chưa bao giờ quên đi nó.

Năm thứ sáu, em chờ Văn đã đủ lâu rồi… Hai người cũng chuẩn bị cưới thì mọi thứ đến bất chợt. Một người quen đã tìm đến Văn, tạo cho Văn một cơ hội được in sách, nhưng Văn cũng phải bỏ không ít tiền để xin phép và chi trả đủ thứ chi phí bản quyền. Nhưng không dễ gì có cơ hội để đưa tác phẩm của mình đến mọi người. Điều cần thiết nhất là tiền. Và Văn đã lựa chọn lấy tiền chuẩn bị đám cưới để chi trả cho việc in sách. Văn đã nghĩ cơ hội không đến lần hai và em vẫn luôn có thể chờ Văn như đã chờ. Nhưng khi đổ tất cả vào việc in và các bản sách chỉ chờ xuất bản trên thị trường thì mùa dịch kéo về từng đợt, hết lần này đến lần khác và việc phát hành sách lúc này sẽ chỉ gặp lỗ nặng. Không đổ lỗi cho ai được, chỉ là vì dịch bệnh.

Nhưng Văn đã không nhận ra con gái đều có giới hạn của thanh xuân. Em đã chờ Văn đủ lâu để bên cạnh Văn những phút giây khi Văn chỉ là một chàng sinh viên đầy hoài bão. Vẫn luôn là một chỗ tựa nương cho Văn, góp ý cho cuộc sống của Văn, đã từ chối biết bao hôn nhân để chờ Văn. Nhưng đến phút cuối, khi Văn lựa chọn ước mơ thay vì người con gái đã bên mình cả quãng đời tuổi trẻ thì cũng là lúc em không còn đủ sức để chờ Văn được nữa…

Tiếng cửa mở quen thuộc để đón thêm khách vào. Nắng cũng tranh thủ len lỏi vào một chút để rồi bị đẩy lui ra. Mỗi lần có ai bước vào tất cả lại nhìn lên, vì quán đã vắng khách dần rồi nên mỗi ai tới đây đều là hy hữu. Bóng hình quen thuộc bước vào, hai ánh mắt bắt gặp nhau, đã non năm kể từ ngày chia tay Văn không thấy em rồi. Thay cho phút bỡ ngỡ, em vẫn tới chào Văn.

- Lâu rồi mới gặp em, em tới đây một mình hay là…?

- Dạ, anh ấy đang tìm chỗ đậu xe bên ngoài.

Văn chợt hiểu. Văn chào tạm biệt em vì đã ở quá lâu ở quán cafe này, người đàn ông bước vào, em đi lại với ánh mắt cười thật tươi. Hai người ngồi cạnh nhau và anh ta không dán mắt vào laptop để làm việc mà chỉ luôn nhìn em, khác như Văn đã từng, chỉ đam mê công việc. Văn chợt bước ra ngoài ngẩng mặt lên trời và nheo mắt vì nắng. Ánh nắng này vẫn là của Văn, chỉ có em là ánh nắng Văn đã mất đi rồi.

LÊ HỨA HUYÊN TRÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top