ClockThứ Bảy, 28/04/2018 12:46

Ăn chay mùa lễ hội

TTH - Dịp Festival Huế 2018 này, những món chay từ bàn tay của các sư nữ tu học tại các ngôi chùa ở Huế lại có dịp xuất hiện tại không gian ẩm thực chay để “mời gọi” thực khách gần xa.

216 bức tranh tại triển lãm “Phố tranh Festival Huế 2018”Tạm dừng lưu thông một số tuyến đường để phục vụ Festival Huế 2018Hơn 500 gian hàng tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2018Festival Huế 2018: Sẵn sàng cho giờ khai hộiĐảm bảo an ninh cho Festival Huế

Ẩm thực chay, nét văn hóa Huế. Ảnh: TL

Lên chùa ăn chay

Trong ký ức theo mẹ đến chùa, tôi vẫn nhớ những bữa cơm thanh đạm nhưng vô cùng ấm áp. Ngôi chùa làng khuất sau rặng tre như “không gian mơ ước” của tuổi thơ. Ngày ấy với tôi được đến chùa làng và ăn cơm là những “ngày hội”. Bữa cơm chay cũng chẳng có gì ngoài rau lang luộc, tương chao, khuôn đậu nhưng với tôi nó ngon một cách lạ lùng.

Lớn lên, rời làng tôi duy trì tháng hai lần đi ăn cơm chùa. Vốn là đất thiền kinh nên Huế ôm trong mình hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Tôi chọn một ngôi chùa nhỏ, nơi trụ trì của một ni sư. Có lẽ không gian nhỏ nhắn và những vườn cây hoang sơ giúp tôi có được những giây phút an lành. Những bữa cơm chay ở ngôi chùa mới có khác hơn so với “ngôi chùa trong ký ức”. Các bà, các mẹ và ni sư trổ tài kho nấu; các chú, các bác thì hương đèn và sắp xếp mâm cúng, chúng tôi bưng dọn và rửa chén bát.

Những bữa cơm chùa như thế vẫn bao gồm các món quen thuộc từ thực vật, như mít, các loại đậu, rau và những dĩa khoai, sắn, lạc. Thi thoảng dịp lễ Phật Đản hay Vu Lan lại có thêm món ăn được nấu từ thực phẩm “xuất xứ” Đài Loan nhưng với tôi cảm giác khi ăn các món ăn này không ngon bằng những món được chế biến từ nguyên liệu “vườn chùa”.

Tôi có cảm giác “thiêu thiếu” khi đúng ngày nhưng không được lên chùa. Ngó quanh mình, người Huế đã hình thành “cái nếp” lên chùa ăn chay từ lâu. Ngày nay ăn chay không còn riêng ở các chùa, đã có một hệ thống các cửa hàng, quán ăn chay phục vụ thực khách ở Huế. Tất nhiên, quán ăn chay đã rộng khắp trên cả nước, từ Hà Nội đến Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Tuy vậy, ăn cơm ở chùa Huế vẫn có một dư vị rất đặc biệt, nhất là dịp festival.

Chè bột lọc, món ăn bình dị

Ẩm thực chay dịp Festival Huế

Không gian ẩm thực chay dịp Festival Huế 2018 và bữa cơm chùa không khác nhau là mấy. Đó vẫn sẽ là những món chay từ nguồn nguyên liệu sạch tại các vườn chùa, không gian tổ chức cũng mang “hơi hướng” thiền khi địa điểm là Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, cạnh bờ sông Hương.

Chỉ có điều các sư nữ kỳ công và chăm chút hơn vì món ăn được “trưng bày” để mời các thực khách trong ngày hội. Những món chay thanh đạm nhưng không kém phần bổ dưỡng, “bắt mắt” sẽ được chế biến từ bàn tay của các ni sư tu học tại các chùa ở Huế. Thực đơn cũng sẽ bao gồm các món chay thông dụng, như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh xèo, bún nước, chè bảy món, chè thập cẩm… Với nguồn nguyên liệu sạch, không gian ẩm thực chay không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì sức khỏe con người. Khi ăn chay sẽ tạo “tăng trưởng từ tâm, phòng chống bệnh tật, bảo vệ môi trường” như Ni trưởng Thích nữ Minh Tú, Trưởng ban tổ chức không gian ẩm thực chay chia sẻ.

Chủ đề của ẩm thực chay năm nay là “Thân thiện với môi trường – Cuộc sống hạnh phúc”, do vậy, Ban tổ chức mong muốn thực khách khi ăn chay sẽ “tâm niệm hướng thiện”, Ni trưởng Minh Tú lý giải thêm. Cũng từ hoạt động này, hy vọng sẽ nâng cao nhận thức và ngăn ngừa việc làm mất an toàn thực phẩm. Không gian ẩm thực chay vì vậy hứa hẹn là một địa chỉ đáng lưu tâm để những thực khách muốn “đổi gu” ăn uống sau khi đã thưởng thức những món ngon vật lạ từ yến tiệc Hoàng cung tại Nhà hát Duyệt Thị Đường – Đại Nội hay Liên hoan ẩm thực Quốc tế - Huế 2018 tại Công viên Thương Bạc.

Bài, ảnh: Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Lễ hội  bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top