ClockChủ Nhật, 11/07/2010 05:35

Ăn bánh xèo ở chợ làng Chuồn

TTH - Buổi sáng, chợ làng Chuồn ( xã Phú An, huyện Phú Vang) nhộn nhịp. Một chợ làng nhưng được không khí như thế này không phải là nhiều. Điều làm nên sự sôi động của chợ làng Chuồn chính là những sản vật đầm phá.

Nằm sát mép đầm Chuồn, sau một đêm ngư dân đánh bắt các loại cá tôm tự nhiên, sáng sớm họ lại đưa vào chợ buôn bán. Một phần bán sỉ đưa lên Huế. Phần để lại bán ở chợ làng Chuồn.

Từ lâu làng Chuồn đã nổi tiếng với nhiều đặc sản. Là một trong ít làng có lễ hội làng được tổ chức vào ngày 16 và 17-7 âm lịch thường niên. Làng Chuồn cũng nổi tiếng với nhiều món ẩm thực như bánh tét làng Chuồn, rượu gạo làng Chuồn, bánh xèo cá kình làng Chuồn.
 
Trong các món ẩm thực, món bánh xèo cá kình lại gắn với chợ. Không có quán bánh xèo ở làng này mà chỉ có những quầy bánh xèo ở chợ.
 
Khi chợ đông người cũng là lúc các quầy bánh xèo đỏ lửa. Cũng đơn giản, không cầu kỳ. Mỗi quầy có khoảng 4 -5 khuông đổ bánh, một chiếc bàn nhỏ, vài chiếc đòn nhỏ để thực khách ngồi. Nói là thực khách cho lạ một chút chứ thực ra phần lớn những người ăn bánh xèo cá kình vào mỗi buổi sáng là người của làng.
 
 
Công đoạn đầu tiên
 
Bánh xèo, bánh khoái là hai tên gọi khác nhau của một loại bánh, chắc trong đời mọi người đã ít nhất một lần được thưởng thức. Cái lạ, cái ngon ở bánh xèo làng Chuồng chính là con cá kình. Và nữa, đó còn là không gian ăn, cách ăn.
 
Vào buổi sáng, cá từ đầm phá được đưa vào còn tươi nguyên. 5 loại cá nổi tiếng thơm ngon của đàm phá là cá ong, cá dìa , cá mú, cá nâu, thì trong đó có cá kinh. Thịt cá dai, thơm, ngọt. Ăn bột bánh là để no, ăn cá là để thưởng thức hương vị.
 
 

Công đoạn thứ 2
 
Tại chợ làng Chuồn có 5 quầy bánh xèo như thế này. Người làng Chuồn không bao giờ ăn bánh xèo mà dùng đũa. Nước mắm chấm phải là nước mắm ruốc ngon.
 
Tôi cố tìm hiểu xem món bánh xèo làng Chuồn có từ bao giờ nhưng chẳng ai biết. Họ chỉ nói rằng có từ lâu lắm. Đình làng An Truyền có từ hơn 500 năm, không biết lúc lập làng đã có món bánh xèo này chưa.
 

Công đoạn thứ 3
 
Nói là bánh xèo cá kình làng Chuồn là một cách nói chung. Chứ thực ra không chỉ có cá kình. Có thể là cá ong, tôm rảo, tôm sú. Tôi chưa thấy ở nơi nào, có một món ăn và có một cách ăn thú vị đến vậy. Sự mộc mạc của một món ăn chỉ có đến thế là cùng. Ở Huế, dạng bánh đổ như thế này người ta gọi là bánh khoái. Người làng Chuồng không gọi như vậy mà gọi là bánh xèo. Có lẽ là chỉ dựa vào âm thanh khi đổ bánh.
 

Thành phẩm bánh xèo cá kình làng Chuồn
 
Phần lớn người ăn bánh xèo cá kình làng Chuồn là tự mình mua cá, mua tôm. Muốn ăn mấy con mua mấy con. Ưng ăn cá lớn mua cá lớn, ưng ăn cá nhỏ mua cá nhỏ. Thích tôm mua tôm thích cá mua cá. Cũng có thể họ không phải mua mà tự tay mình đánh bắt được từ đầm phá. Rồi đem đến các quầy bánh xèo ở chợ nhờ đổ bánh. Những quầy bán bánh xèo họ chỉ có nguyên liệu là bột. Tiền thu được là tiền công đổ bánh. Đổ bánh với loại cá nhỏ tính cả bột lấy tiền công 500 đồng. Với loại cá lớn lấy tiền công 700đ. Thế nên người nào đến quầy bánh xèo cũng xách theo một túm cá tôm.
                       
Đặc sản tươi ngon của đầm phá được chế biến một cách dân dã và mộc mạc, một không gian ăn dân dã, một cách ăn dân dã. Sự hòa trộn các yếu tố đó một cách tài tình là để giữ cái chất nguyên sơ của sự hình thành một món ăn. Rời khỏi không gian đó, cách ăn đó chắc cảm giác về sự thú vị sẽ vơi đi rất nhiều...
 
                                                                                                            Nguyên Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc

Từ bé, tôi đã ngưỡng mộ kỹ thuật xắt bột điêu nghệ của các o, các dì hàng bánh canh cá lóc. Họ cán dẹt bột bằng một tấm trụ tròn, sau đó dùng dao xắt trực tiếp vào nồi nước dùng đang nghi ngút khói, từng sợi bánh canh bay như thoi đưa, rất khéo léo và chính xác. Bột chín rồi thì được vớt ra tô, rưới nước dùng lên và cho thêm trứng cút, cá lóc và hành lá. Nồi thịt cá lóc đã được ráy sẵn đỏ au là điểm nhấn bắt mắt của hàng bánh canh.

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Bánh cuốn tôm chua, mỹ vị cung đình dần rơi vào quên lãng

Huế vốn được coi là kinh đô ẩm thực, là cái nôi sản sinh ra những món ăn đậm chất kỳ công, tinh tế mà hài hòa của ẩm thực cung đình. Cùng với đó là sự đa dạng, thẩm mỹ cũng như cầu kỳ của ẩm thực dân gian. Và bánh cuốn tôm chua chính là sự giao thoa kết hợp hoàn hảo giữa hai nền ẩm thực đó.

Bánh cuốn tôm chua, mỹ vị cung đình dần rơi vào quên lãng
Vang danh ẩm thực Huế

Sau khi Huế lọt top những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World, đến lượt cơm hến và mè xửng được xác lập kỷ lục châu Á năm 2023 - 2024. Trên bước đường xây dựng Huế - Kinh đô ẩm thực, ẩm thực Huế đang tiếp tục vang tiếng gần xa.

Vang danh ẩm thực Huế

TIN MỚI

Return to top